Tạo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 26 - 28)

Trong một tổ chức bất kỳ nào, tạo động lực làm việc cho con người luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Bởi vì động lực là yếu tố xuất phát từ bên trong nội tại của mỗi cá nhân. Tạo động lực làm việc lúc này có vai trò quan trọng để thúc đẩy cá nhân phát triển. Có thể nói thông qua chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động hoặc viên chức đã có động lực để làm việc. Có nhiều cách hiểu về khái niệm tạo động lực làm việc như sau:

Theo tác giả Bùi Anh Tuấn: “Tạo động lực lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc”. Cùng quan

điểm, tác giả Lê Thanh Hà cho rằng: “Tạo động lực là xây dựng và thực thi một hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản trị tác động đến người lao động khiến cho người lao động yêu thích và sáng tạo hơn trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất có thể đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể được giao”. Chính sách, biện pháp được xây dựng bởi Nhà nước còn các thủ thuật quản lý có thể được xây dựng từ lãnh đạo trực tiếp. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2015) khái niệm tạo động lực làm việc được hiểu như sau:“Tạo động lực là quá trình sử dụng tổng hợp cách thức, biện pháp nhằm khuyến khích, động viên, khơi dậy niềm khát khao, tinh thần tự giác, tự nguyện của người lao động để họ nỗ lực, phấn đấu cho mục tiêu hoàn thành công việc được giao với kết quả tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả, sự thành công của tổ chức”. Như vậy, dưới góc độ của người lao động, thì tạo động lực chính là xây dựng và thực thi chính sách, biện pháp, thủ thuật quản trị để tác động đến người lao động, các tác giả có thể mở rộng hơn cách hiểu hoặc hiểu theo cách hẹp song các yếu tố tạo động lực thì không thay đổi.

Có thể thấy các tác giả đều có cách hiểu chung về tạo động động lực chính là quá trình xây dựng một hệ thống chính sách, biện pháp để nhằm thúc đẩy động lực làm việc của người lao động hoặc viên chức một cách tốt nhất trong tổ chức. Tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập cần chú trọng hơn vào yếu tố chính sách quản lý đối với địa phương.

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Tạo động lực làm việc là quá trình cơ quan, tổ chức áp dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần nhằm khơi dậy, thôi thúc, động người lao động tự nguyện, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất, từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)