Trong quá trình trả lương dựa theo kết quả đánh giá công việc, mức độ hài lòng của bệnh nhân, xóa bỏ tình trạng cào bằng trong chế độ đánh giá. Công sức phải được nhận dựa trên cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, trong chính sách trả lương cần thay đổi dần công tác trả lương từ dựa trên bằng cấp sang việc trả theo vị trí viêc làm, theo kết quả thực thi công việc Đánh giá viên chức y tế phải đảm bảo khách quan, khoa học, phản ánh đúng với năng lực và phẩm chất của viên chức y tế. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ có vai trò quan trọng giúp cho người quản lý nắm bắt được năng lực nhân viên, giúp cá nhân viên chức nhận biết được mức độ hoàn thành công việc của mình từ đó tự bản thân họ phải có sự cố gắng, phải tự điều chỉnh cách thức để thực hiện công việc một cách tốt nhất.
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ tức là lấy việc làm là trọng tâm chứ không phải lấy người làm việc là trọng tâm (vị trí việc làm đòi hỏi người làm việc phải có các năng lực thực tế để đảm nhận được vị trí việc làm). Theo cách đánh giá này giúp cho lãnh đạo Bệnh viện có cái nhìn cụ thể về những việc làm xung quanh vị trí của viên chức. Kết quả đánh giá sẽ phản ánh trung thực nhất năng lực, phẩm
chất, mức độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của viên chức.
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức là cơ sở cho việc thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật một cách công bằng, nghiêm minh; đảm bảo sự tâm phục, khẩu phục từ mỗi cá nhân người được đánh giá.
Đánh giá viên chức y tế phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo các kết luận đánh giá viên chức khách quan, chính xác, công bằng. Bản thân viên chức được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá. Bệnh viện cần cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sức đóng góp của thực tế. Khi có các tiêu chí đánh giá khoa học, thực tế, công khai, minh bạch, thì chất lượng làm việc của các cá nhân, tổ chức sẽ được nâng lên. Tiêu chí đo kết quả làm việc dựa trên hai tiêu chí hoàn thành chức trách nhiệm vụ và tiêu chí hài lòng của bệnh nhân khi đến thăm khám tại bệnh viện. Xây dựng hệ thống máy chấm điểm tại các khoa, phòng để xác định mức độ hài lòng của bệnh nhân, qua đó nắm bắt sát thực thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Đây cũng là căn cứ để điều chỉnh thu nhập tăng thêm cho mỗi khoa, phòng và bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý. Bệnh viện cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng rõ ràng, hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá được dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều. Phân tích công việc là một quá trình: Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của viên chức khi thực thi công việc; Các điều kiện để tiến hành công việc; Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc; Những yêu cầu đối với người lao động đảm nhận công việc (phẩm chất, kĩ năng, kiến thức…). Cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, phải xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng chức danh cụ thể làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thành công việc.
khách quan, công tâm, không được lợi dụng công tác đánh giá để trù ép, gây khó khăn cho viên chức, không được lấy việc công trả tư thù. Đánh giá nên kết hợp hình thức đánh giá chủ quan của bản thân viên chức khối phòng ban với đánh giá của lãnh đạo và đánh giá của đồng nghiệp.
Thứ ba, cần lưu ý đối với viên chức làm việc trong khối phòng ban có đặc thù làm công việc hành chính nên công tác đánh giá có thể thực hiện theo tuần, tháng, quý. Việc thực hiện đánh giá theo phương thức này có thể giúp lãnh đạo phòng kịp thời phát hiện những sai xót giúp viên chức chỉnh sửa để hoàn thành công việc tốt hơn.
Thứ tư, thông qua kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, kỷ luật, thực hiện công tác nhân sự trong đó quan trọng nhất là công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng. Không thể tiến hành quy hoạch cũng như đào tạo cho những viên chức yếu kém, không có ý thức tự vươn lên và cố gắng hết mình trong công việc; không thể đưa đi đào tạo những viên chức kém nhiệt huyết, không có ý thức trong học tập nâng cao trình độ, như vậy sẽ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của Bệnh viện.
Bệnh viện cũng có thể áp dụng linh hoạt các hình thức đánh giá để có thể tìm ra kết quả chính xác nhất ví dụ như kết hợp việc đánh giá của quản lý trực tiếp với việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong một đơn vị và với việc bản thân viên chức tự nhận xét đánh giá về mình. Công tác đánh giá cũng cần được tiến hành thường xuyên hơn chứ không phụ thuộc vào năm học. Đánh giá theo nhiệm vụ được giao, đánh giá theo tháng, đánh giá đột xuất.
Tóm lại từ kết quả của hoạt động đánh giá, lãnh đạo có cái nhìn tổng thể nhất về đội ngũ viên chức của mình từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược đúng đắn phù hợp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tập trung được
nguồn lực cho mục tiêu phát triển chung của Bệnh viện.