Giải pháp cải cách tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 96 - 103)

3.2.1.1. Tiền lươngTiền lương và thu nhập tăng thêm là công cụ rất hữu hiệu trong việc tạo động lực cho viên chức y tế. Số lượng viên chức chưa hài lòng với tiền lương, thu nhập tăng thêm tại bệnh viện chưa cao. Các mức thu nhập này chưa có tác dụng khuyến khích tinh thần làm việc của viên chức, chưa phản ánh được chính xác năng lực làm việc của từng cá nhân. Đẩy mạnh chất lượng khám chữa bệnh tại đơn vị là một trong những giải pháp trực tiếp để tăng nguồn thu và tạo thu nhập tăng thêm cho viên chức y tế. Bên cạnh đó, việc trả lương phải dựa trên những tiêu chí rõ ràng và kết quả thực thi công việc. Việc trả lương theo kết quả công việc được coi là thước đo công bằng để

phân biệt giữa người làm nhiều, làm tốt, có trình độ với những người làm ít kém hiệu quả và năng lực còn hạn chế. Giải pháp này rất quan trọng không những tạo động lực cho cả người có năng lực và người còn yếu kém; kích thích họ tích cực làm việc để đạt được mức lương cao nhất có thể nhằm cải thiện mức thu nhập song vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập tối thiểu cho mỗi viên chức theo quy định của nhà nước; đồng thời cũng góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Trả lương theo kết quả thực hiện công việc đảm bảo sự công bằng và để thực hiện được điều này thì cần có một bản xây dựng mô tả công việc chính xác, rõ ràng từ đó mới có được đánh giá khách quan. Việc trả lương thông qua việc đánh giá kết quả công việc nhằm loại trừ được những tư tưởng an phận thủ thường của một bộ phận số ít viên chức, ỷ lại, trông chờ, thiếu tính năng động, sáng tạo. Có thể nói thực hiện cải cách hình thức trả lương này chính là triệt tiêu chế độ cào bằng, phân chia theo định suất đã làm triệt tiêu động lực phấn đấu, vươn lên của viên chức nói chung. Muốn vậy, cán bộ quản lý cần đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân.

Để cải cách chế độ lương, thu nhập tăng thêm bệnh viện cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần ban hành quy chế, quy định về tiền lương, thu nhập tăng thêm rõ ràng, cần xây dựng được một công thức tổng quát về cách tính tiền lương. Các quy định, quy chế, nội quy của Bệnh viện được xây dựng và ban hành rất đầy đủ dựa trên quy định của nhà nước nhưng có phần chưa căn cứ vào điều kiện cụ thể thực tế và ý kiến của các thành viên trong bệnh viện. Các nội dung này chưa được phổ biến rộng rãi đến các khoa, phòng. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thực hiện công việc nhằm sắp xếp nhân sự trên cơ sở tiêu chuẩn đó để khắc phục tình trạng phòng thì người nhiều việc ít, thì việc nhiều,

người ít tránh cho việc gây lãng phí về nguồn nhân lực cũng như kinh phí chi trả tiền lương cho viên chức, tránh việc chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.

Cần xây dựng phương án trả lương Bệnh viện cần xây dựng một phương án lương xử đáng với công sức mà viên chức bỏ ra trong quá trình làm việc để họ làm việc ngày một hiệu quả cao hơn. Để xây dựng được phương án trả lương cần xây dựng tiêu chí và hệ số lương phù hợp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá như: Mức độ hoàn thành công việc, đảm bảo kỷ luật lao động của viên chức và của đơn vị. Cụ thể:

- Đảm bảo hoàn thành công việc đề ra:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá quá trình thực hiện công việc được giao của viên chức trong tháng. Thể hiện mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả thực hiện công việc đó. Ta có những mức cụ thể như sau: Loại A: Hoàn thành công việc từ 100% trở lên; Loại B: Hoàn thành công việc từ 90% đến dưới 100%; Loại C: Hoàn thành công việc từ 80% đến dưới 90%; Loại D: Hoàn thành công việc dưới 80%.

- Đảm bảo số ngày công trong tháng: Số ngày công dùng để xét xem trong tháng viên chức có đi làm việc đúng giờ hay đủ không, từ đó xác định mức độ tham gia công việc của viên chức. Và chỉ tiêu này xác định ở các mức như sau: Loại A: Đảm bảo ngày công đầy đủ, không đi muộn về sớm, không nghỉ việc; Loại B: Đi muộn dưới 5 ngày, nghỉ từ 0 -> 2 ngày; Loại C: Đi muộn 5 ngày trở lên, nghỉ từ 4 -> 6 ngày; Loại D: Nghỉ từ 6 -> 10 ngày; + Trường hợp nghỉ quá 10 ngày trở lên thì không xét chỉ tiêu này.

- Đảm bảo thực hiện đúng kỷ luật lao động: Mục đích để đánh giá ý thức kỷ luật của người lao động trong quá trình làm việc, nhằm hạn chế tình trạng đi muộn vè sớm, phá hoại Bệnh viện…Cụ thể: Loại A: Tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ nội quy của bệnh viện, không có vi phạm nào xảy ra; Loại B:

Vi phạm 1 lần dưới hình thức nhắc nhở khiển trách; Loại C: Vi phạm 1 lần dưới hình thức kỷ luật và cảnh cáo; Loại D: Vi phạm 3 -> 4 lần dưới hình thức kỷ luật. Trường hợp vi phạm quá 3 lần sẽ không được xét chỉ tiêu này.

- Tinh thần trách nhiệm: i) Nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. ii) Có tinh thần trách nhiệm nhưng chưa thật sự cố gắng, nhiệt tình/ Không có tinh thần trách nhiệm.

Thứ hai, cải cách tiền lương theo hướng trả lương theo kết quả hoàn thành công việc là một công việc khó khăn nhưng thực sự cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội như hiện nay. Để thực hiện thành công giải pháp này cần tiến hành đồng bộ với các hoạt động cải cách khác trong hệ thống hành chính nhà nước như sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao năng lực của viên chức trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ ba, tăng hệ số lương cho viên chức của bệnh viên theo quy chế mới. Thứ tư, thu nhập tăng thêm. Đó là phần tiết kiệm kinh phí tự chủ, trích phần thu được để lại từ số thu phí, lệ phí và phát triển thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với khả năng chuyên môn và khả năng của đơn vị. Thu nhập tăng thêm được phân hệ số theo chức vụ và trình độ chuyên môn, phụ thuộc vào tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng của các Khoa, phòng. Bệnh viện Phổi Trung ương với đặc trưng là trường đại học đa ngành, đa cấp nhưng một số ngành nghề đào tạo còn tuyển sinh được chưa nhiều, điều này ảnh hưởng tới thu nhập của viên chức nói chung. Đồng thời viên chức mới được tuyển dụng vào trường với mức lương còn hạn chế do đó nguồn thu nhập tăng thêm, quỹ thu nhập ổn định cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng viên chức này.

3.2.1.2. Tiền thưởng

cực nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức, tạo động lực cho viên chức y tế, chính vì vậy, cần đa dạng hóa các hình thức khen thưởng ngoài hình thức khen thưởng định kỳ. Các hình thức khen thưởng có thể kể đến như khen thưởng công việc, khen thưởng điển hình theo quý, khen thưởng đột xuất. Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng có tính kịp thời động viên viên chức khi họ đạt được thành tích xuất sắc nào đó, nó thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện với cá nhân có thành tích. Tuy nhiên mức tiền thưởng dành cho viên chức đạt thành tích chi theo quy định chung nên chỉ mang tính khích lệ chứ chưa có tác dụng to lớn nên chăng đối với những cá nhân xuất sắc Bệnh viện nên có những phần thưởng tương xứng với thành tích đạt được (nâng mức tiền khen thưởng đột xuất). Đó là động lực không chỉ đối với cá nhân có thành tích mà còn có tác động tích cực tới các viên chức khác trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất. Cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, xây dựng chính sách và tiêu chí khen thưởng cụ thể để phản ánh kịp thời tính chất của khen thưởng. Chính sách thi đua khen thưởng cần được thực hiện một cách kịp thời hơn, cần tăng mức khen thưởng để tăng tính kích thích đối với viên chức. Để có công tác khen thưởng đúng mức cần phải căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xây dựng hệ tiêu chuẩn đnáh giá rõ ràng, công tác đánh giá phải được thực hiện kịp thời chính xác. Có như vậy mới thu hút được tập thể tham gia

Thứ hai, cần mở rộng các hình thức thưởng: Hình thức thưởng có thể phong phú hơn, ngoài thưởng bằng tiền có thể thưởng bằng các hình thức khác như thưởng bằng hiện vật, các khóa học cho họ và con em họ, ghi danh người lao động, tuyên dương họ truớc toàn công ty…… Lãnh đạo Bệnh viện cần có sự quan tâm đến đời sống không chỉ của nhân viên mà còn của cả gia

đình họ nữa vì đa số gia đình là động lực chính giúp họ làm việc tốt hơn. Đăc biệt, thời gian thưởng cần phải nhanh chóng, kịp thời và đa dạng cách thức thưởng. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua phải thiết thực, sâu rộng và bao quát toàn bộ các lĩnh vực và đối tượng. Thông qua phong trào thi đua phải tạo được động lực làm việc, phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể. Phong trào thi đua phải được xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức. Nội dung và phương thức tổ chức phong trào phải được gắn chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành. Bên cạnh đó, cần có nội dung thanh tra, giám sát đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, tiến độ trong quá trình thực hiện. Hình thức tổ chức phong trào thi đua phải phù hợp với nội dung. Các phong trào thi đua phải được phát động, tổ chức trong không gian rộng, thoáng và thu hút được sự tập trung và chú ý của mọi người.

Thứ ba, việc khen thưởng đem lại giá trị tinh thần vì đó là sự tôn vinh. Mà đã là tôn vinh thì phải có sự thừa nhận khách quan. Nếu không công bằng, khách quan thì thi đua, khen thưởng sẽ phản tác dụng. Do vậy, việc khen thưởng phải đảm bảo công bằng: đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích trọng tâm của thi đua để kịp thời động viên người tốt, tổ chức tốt nỗ lực hơn nữa, đồng thời có tác dụng khuyến khích người chưa tốt, đơn vị chưa tốt cố gắng phấn đấu hơn, tránh tình trạng cào bằng, hoặc năm trước đơn vị đó, người đó được khen thì năm nay nhường đơn vị khác, làm triệt tiêu sự nỗ lực phấn đấu liên tục của người đó, đơn vị đó.

Thứ tư, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương

nhiên sẽ tốt hơn. Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có tinh thần sáng tạo, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ năm, chính sách khen thưởng cần được xây dựng theo hướng đánh giá đúng đóng góp của viên chức trong bệnh viện, không mang tính hình thức đối với từng người. Đổi mới cơ chế thi đua, khen thưởng đối với viên chức, kết hợp hài hòa chính sách khen thưởng vật chất với động viên tinh thần. Tổ chức tốt phong trào thi đua sẽ lựa chọn được những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xứng đáng để khen thưởng; đồng thời khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ là cơ sở để động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Nhờ đó, sẽ khơi dậy được ý thức tự giác, sức sáng tạo, tinh thần làm việc hăng say, giải quyết những nhiệm vụ, công việc khó khăn. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua phải thiết thực, sâu rộng và bao quát toàn bộ các lĩnh vực và đối tượng. Thông qua phong trào thi đua phải tạo được động lực làm việc, phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể. Phong trào thi đua phải được xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức. Nội dung và phương thức tổ chức phong trào phải được gắn chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành. Bên cạnh đó, cần có nội dung thanh tra, giám sát đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, tiến độ trong quá trình thực hiện. Hình thức tổ chức phong trào thi đua phải phù hợp với nội dung. Các phong trào thi đua phải được phát động, tổ chức trong không gian rộng, thoáng và thu hút được sự tập trung và chú ý của mọi người.

Thứ sáu, Bệnh viện sửa đổi nội quy, quy chế của bệnh viện theo hướng tăng điều kiện thực tế của chính sách khen thưởng, đánh giá các tiêu chí khen thưởng một cách thực chất. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm

cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có tinh thần sáng tạo, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, tổ chức tốt phong trào thi đua sẽ lựa chọn được những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xứng đáng để khen thưởng; đồng thời khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ là cơ sở để động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Nhờ đó, sẽ khơi dậy được ý thức tự giác, sức sáng tạo, tinh thần làm việc hăng say, giải quyết những nhiệm vụ, công việc khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)