Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 111 - 115)

3.2.7.1. Kiến nghị đối với hệ thống chính sách của các cơ quan nhà nước

Nhà nước cần thay đổi về hệ thống chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong toàn ngành y tế nói riêng. Cần sửa đổi bảng lương chuyên môn nghiệp vụ của viên chức, tất cả các viên chức y tế phải được đánh giá bằng một bảng lương thực chất hơn.

Bên canh đó nhà nước cần quy định gia tăng mức hệ số phụ cấp độc hại, năng nhọc nguy hiểm cho viên chức y tế theo hướng tăng 1 đến 2 lần so với mức lương tối thiểu (chứ không phải 0,4 lần như hiện nay) và mức phụ cấp này vẫn áp dụng khi đã nghỉ hưu. Viên chức y tế cũng cần được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

3.2.7.2. Đổi mới cách thức áp dụng chế độ chính sách của bệnh viện

Căn cứ vào chính sách của Nhà nước, bệnh viện tiến hành ban hành các chính sách, nội quy quy chế để áp dụng các văn bản của Nhà nước vào các công tác lương, thưởng phụ cấp tại bệnh viện. Để nâng cao hiệu quả tạo động

lực làm việc của viên chức, bệnh viện cần tự động đổi mới cách thức áp dụng chính sách, xây dựng các quy định, quy chế có lợi hơn cho viên chức trong giai đoạn hiện nay.

Công khai, minh bạch các quy chế, quy định trong bệnh viện là một nguyên tắc rất quan trọng, giúp viên chức nắm bắt được mọi thông tin của các hoạt động đang diễn ra tại nơi mình làm việc một cách nhanh chóng và kịp thời dưới các hình thức dễ sử dụng: thông tin về các nội quy, quy định của nhà nước, cơ quan, thông tin về tài chính, tài sản, nhân sự…

Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết để tạo dựng niềm tin của cơ quan đối với nhân viên. Nếu không minh bạch sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn, có những giao dịch không trung thực, những dự án đầu tư sai lầm, dẫn đến quan liêu tham nhũng, giảm sút lòng tin của nhân viện, dập tắt mọi động lực trong lao động. Sự minh bạch sẽ giúp xây dựng một tổ chức cởi mở, có trách nhiệm, tạo được động lực làm việc cho mọi nhân viên.

Nguyên tắc này đòi hỏi bệnh viện khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng dân chủ theo quy định của pháp luật.

3.2.7.3. Nâng cao nhận thức của viên chức y tế

Viên chức y tế cần phải nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, công việc và cách thức tạo động lực làm việc của mình. Cần tự mình xây dựng kế hoạch làm việc nhất định với phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung hoặc của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thời gian nhất định như kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn. Xây dựng chế độ làm việc theo kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ quan, tổ chức:

- Kế hoạch giúp cho cơ quan, tổ chức đạt được mục tiêu một cách tương đối chính xác, góp phần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của cơ quan.

- Kế hoạch giúp tăng tính hiệu quả làm việc của cơ quan, tổ chức: có chương trình, kế hoạch tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực cho cơ quan, tổ chức trong các hoạt động; có chương trình, kế hoạch tốt sẽ hạn chế được rủi ro trong quá trình hoạt động. Làm việc theo chương trình, kế hoạch giúp cho cơ quan chủ động công việc, biết làm việc gì trước, việc gì sau, không bỏ sót công việc.

- Kế hoạch giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với mọi sự thay đổi trong quá trình điều hành cơ quan, tổ chức một cách linh hoạt mà vẫn đạt mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch giúp cho lãnh đạo cơ quan phân bổ và sử dụng hợp lý quỹ thời gian, huy động được các đơn vị giúp việc; đảm bảo cho thủ trưởng cơ quan điều hành hoạt động được thống nhất, tránh chồng chéo và mâu thuẫn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh đạo cơ quan.

- Kế hoạch làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Để xây dựng được một kế hoạch làm việc tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Kế hoạch phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức. - Kế hoạch phải đáp ứng được chủ trương quyết định của cấp trên.

- Nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ danh mục những công việc dự kiến, nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng việc.

- Các công việc phải được sắp xếp có hệ thống giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan cùng cấp, giữa các khoa phòng trong bệnh viện.

- Phải đảm bảo tính khả thi, tránh ôm đồm quá nhiều công việc.

3.2.7.4. Tạo điều kiện làm việc bằng cơ sở vật chất hoàn thiện

Trang thiết bị tại bệnh viện tuy đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế đồng bộ như: thiết bị phẫu thuật nội soi, máy chụp CT-Scanner, máy thở, máy xét nghiệm sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu, máy siêu âm, điện tim, monitoring theo dõi người bệnh, laser nội mạch và nhiều các trang thiết bị khác. Tuy nhiên vẫn cần phải chú trọng thay mới và hoàn thiện hơn cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lượi cho công tác khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ giúp cho quá trình xử lý công việc nhanh, gọn, chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó sẽ thu hút được nhiều người đến thăm khám tại đơn vị, giảm tải việc chuyển tuyến, tạo được niềm tin trong nhân dân.

3.2.7.5. Tạo cơ hội thăng tiến

Bất cứ viên chức nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong mọi tổ chức, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá nhân viên chức, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc với tổ chức.

Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho viên chức y tế giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi công vụ. Minh bạch con đường thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả cá nhân là yêu cầu của bất cứ tổ chức nào. Muốn vậy, tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo công bằng, bình đẳng

trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.

3.2.7.6. Xây dựng văn hóa công sở trong bệnh viện

Trong một môi trường làm việc, xây dựng, củng cố khối đoàn kết, bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân thiện, hòa đồng trong tập thể là một yếu tố quan trọng. Sự đoàn kết nhất trí của tập thể, sẽ tạo nên sức mạnh và là điều kiện tối ưu cho các hoạt động của bệnh viện. Đoàn kết trong tập thể bệnh viện có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc và chính sự đoàn kết đó là một cách để tạo dựng niềm tin cho người bệnh. Vì vậy giám đốc phải xây dựng sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao về quan điểm, đường lối và có trách nhiệm với công việc.

Cần xây dựng sự đoàn kết trong tập thể cần phải đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp, thống nhất ý chí hành động hướng về mục tiêu. Phối hợp hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh. Đặc biệt người cán bộ quản lý phải không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của từng tổ chức xã hội trong bệnh viện. Xây dựng tốt các mối quan hệ thân ái trong tập thể, khoan dung, độ lượng, tương thân tương ái, thương yêu tin cậy lẫn nhau… tạo bầu không khí ấm áp với tình anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Có như vậy tập thể y tế mới có thể vững mạnh toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)