Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự cho viên chức. Thực tế cho thấy trong cùng một điều kiện làm việc và mức hưởng như nhau nhưng có những viên chức làm việc rất hiệu quả song lại có
những viên chức tham gia giải quyết công việc chỉ trong nghĩa vụ của mình. Điều này chỉ có thể lý giải bằng mối quan hệ giữa lãnh đạo đơn vị và nhân viên. Với một lãnh đạo trực tiếp có phong cách làm việc dân chủ, công bằng trong mọi công tác đồng thời là người mẫu mực, biết truyền cảm hứng làm việc sẽ thúc đẩy nhân viên noi theo. Muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên, người lãnh đạo trước tiên phải là người yêu công việc, có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, luôn coi nhân viên như anh em để họ thấy được sự quan tâm, thấy được mình có vai trò, có vị trí trong tổ chức. Từ đó họ sẽ có tâm lý yên vui, tự hào và nỗ lực, cố gắng trong công việc.
Thứ nhất, bệnh viện cần sửa đổi chính sách bố trí, sắp xếp nhân sự một cách phù hợp để tạo say mê, hứng thú cho viên chức. Chính vì vậy, lãnh đạo bệnh viện cần chủ động hơn trong công tác bố trí, sắp xếp viên chức theo trình độ chuyên môn.
Thứ hai, phân công, bố trí công việc cho viên chức phải phù hợp với trình độ, chuyên môn của mỗi cá nhân. Đồng thời phân công công việc phải gắn chặt thẩm quyền và trách nhiệm nhằm khích lệ viên chức làm việc hăng say, nhiệt tình, chủ động, tích cực và sáng tạo trong công việc. Đây chính là nguồn động lực to lớn xuất phát từ bản thân mỗi viên chức do đó là nguồn động lực bền chặt mang lại lợi ích cho cá nhân và tổ chức.
Thứ ba, để tăng cường nhận thức của viên chức về trách nhiệm với công việc thì lãnh đạo Bệnh viện cần xây dựng những mục tiêu ngắn hạn trong trung và dài hạn, đồng thời phổ biến tới toàn thể viên chức Bệnh viện nắm được và cùng nhau thực hiện mục tiêu đó. Khi đã hiểu được về sứ mạng, mục tiêu chung của Bệnh viện, mỗi viên chức sẽ tự ý thức được trách nhiệm của mình từ đó định hướng hành động, định hướng mục tiêu của cá nhân mình cùng hướng với mục tiêu của tổ chức và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu.
Thứ tư, bệnh viện cần sắp xếp thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi một cách tích cực và hiệu quả hơn. Thời gian hoàn thành công việc cần được khai thác triệt để hơn để làm các công việc mang tính cá nhân, hiệu suất sử dụng thời gian để giải quyết công việc của viên chức cần được thực hiện một cách thực chất hơn, trong vòng 8 tiếng, có thể để viên chức y tế tiến hành công việc của mình một cách chủ động. Thông qua các chế tài như trong các quy chế cần quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo và viên chức y tế, có thể làm việc không cần đủ 8 tiếng nhưng phải đảm bảo đủ công việc một cách hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng thời gian làm việc.