Nguyên nhân của hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc cho viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 88 - 94)

cho viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thứ nhất, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và của địa phương. Hiện nay Việt Nam là thành viên của AEC, TPP, AFTA, WTO, nên áp lực từ các tác động trong quá trình hội nhập mang lại là rất lớn. Khi chính sách của nhà nước chưa thể theo kịp với tình hình phát triển chung của khu vực và thế giới dẫn tới chính sách cho viên chức chưa thể đảm bảo và trực tiếp ảnh hưởng tới tâm lý, động lực của viên chức. Chính vì vậy, điều kiện kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay chịu sức ép của kinh tế quốc tế, giai đoạn mở cửa hội nhập, sự cạnh tranh gay gắt đến từ các tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế. Hệ thống bệnh viện công hiện nay đang gặp phải áp lực rất lớn khi các bệnh viện tư ra đời. Chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội này đã gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tạo động lực làm việc cho

viên chức bệnh viện. Thứ hai, hệ thống chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhà

nước với mục tiêu đầu tư cho y tế bảo đảm đầu tư cho y tế khoảng 50% cho tổng chi y tế. Chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…. Hiện nay chỉ có một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, do đó tất cả viên chức có trình độ như nhau đều xếp cùng vào một ngạch lương. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp. Nhưng phụ cấp đối với cán bộ y tế còn thấp và chưa bảo đảm

cân đối giữa các ngành nghề. Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm mức cao nhất đối với những người trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, lao, phong… chỉ được 0,4 lần mức lương tối thiểu (khoảng 420.000 đồng/tháng), khi nghỉ hưu thì không được hưởng. Chính sách tiền lương chưa tính đến đặc thù nghề nghiệp và thời gian đào tạo của một số ngành. Vì thế bác sĩ đào tạo 6 năm ra trường công tác cũng hưởng lương khởi điểm bằng các ngành đào tạo 4 năm. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe con người rất cần những cán bộ có kinh nghiệm thì lại không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như của một số ngành.v.v…. Chính sách của Nhà nước chính là một rào cản lớn cho hoạt động tạo động lực làm việc của viên chức y tế.

Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập nên các chính sách tại bệnh viện áp dụng và tuân theo các chính sách chung của nhà nước về lĩnh vực y tế. Mức độ về hiệu quả, hiệu lực của chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, thái độ, năng lực và trình độ quản lý điều hành của Nhà nước cho đến hoạt động tham mưu của các chủ thể trong quá trình lập và lựa chọn phương án, ban hành và thực thi chính sách, trong đó. Chính phủ với chức năng quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế - xã hội, do đó đối với vấn đề tạo động lực làm việc, Chính phủ ở cấp Trung ương, Bộ y tế, sở y tế (cấp ngành) có trách nhiệm triển khai chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức thông qua các chức năng chính: (1) Hỗ trợ phát triển ngành y tế; (2) Quản lý, điều tiết và kiểm soát vấn đề về y tế; (3) Dự thảo luật y tế,… Bộ Y tế có trách nhiệm định hướng đưa ra các quy định trong lĩnh vực y tế, Định hướng và văn bản hóa các tiêu chuẩn về tạo động lực làm việc cho viên chức y tế. Bộ Lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm định hướng, tham mưu xây dựng, đưa ra phương án, ban hành văn bản về chế độ chính sách cho viên chức. Bộ tài chính có trách nhiệm cân

đối tài chính cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Các sở, ngành hướng dẫn, phối hợp, tạo môi trường làm việc tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp sử dụng viên chức.

Thứ ba, nhận thức của viên chức y tế. Viên chức y tế trong giai đoạn hiện nay với các kênh thông tin mở, nhận thức của viên chức y tế là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sự hạn chế trong tạo động lực. Để tạo động lực làm việc cho viên chức được hiệu quả thì yếu tố năng lực của viên chức cũng rất quan trọng, đây là yếu tố nói đến sự thích ứng và phù hợp của các chính sách từ nhà nước đối với viên chức, nói tới khả năng tiếp cận, hiểu và vận dụng của viên chức trong thực tế.

Thứ tư, cách thức áp dụng chế độ chính sách của tổ chức. Chế độ chính sách nói chung do Nhà nước ban hành, nhưng các chế độ phụ cấp, phúc lợi phần nhiều do quy định nội bộ của Bệnh viện. Nhiều khi chế độ chính sách của Nhà nước được ban hành mới những chế độ phụ cấp lại được ban hành từ lâu và đã được áp dụng như một thông lệ của Bệnh viện, chính vì vậy, các chính sách mới của Nhà nước được ban hành lại không được thay đổi và áp dụng ngay, đặc biệt là với các chế độ phụ cấp, phúc lợi không bắt buộc.

Thứ năm, năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà quản lý tổ chức. Năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà quản lý trong bệnh viện Phổi Trung ương còn có phần hạn chế, các lãnh đạo bắt nguồn từ cán bộ, công chức viên chức nhà nước, có phần kém năng động trong tư duy và cách thức quản lý.

Thứ sáu, đặc điểm nghề nghiệp, vị trí của nghề nghiệp trong xã hội. Vị trí nghề nghiệp y tế trong xã hội là nghề nghiệp quan trọng tuy nhiên cần phải tiếp xúc và liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của mọi thành phần trong xã hội, trong quá trình đó, viên chức có khả năng sẽ bị hạn chế về động lực làm việc nhiều hơn các ngành nghề khác. Với vị trí đặc thù là chăm sóc

sức khỏe cho nhân dân, viên chức y tế cần được tạo động lực một cách nghiêm túc và thực chất hơn, hoạt động tạo động lực cho viên chức y tế trong giai đoạn hiện nay của Bệnh viện Phổi Trung ương có phần chưa nổi bật và còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, chương 2 đã làm rõ được vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức ngành y tế nói chung và viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương nói riêng. Bệnh viện Phổi Trung ương trong giai đoạn hiện nay đã có đến hơn 600 viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện với trên 800 giường bệnh. Hầu hết viên chức làm việc trong bệnh viện đều là những người có trình độ chuyên môn từ trung học chuyên nghiệp trở lên đến tiến sĩ. Thông qua sự đánh giá mức độ hài lòng của viên chức đối với công việc và phân tích những yếu tố tác động tới động lực làm việc chúng ta nhận thấy phần lớn các viên chức làm việc tại Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã có những nhận xét nhất định về các yếu tố tạo động lực làm việc.

Thực trạng động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và địa phương, hệ thống chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, cách thức áp dụng chế độ chính sách của tổ chức, nhận thức của viên chức y tế, năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà lãnh đạo quản lý của tổ chức, đặc điểm nghề nghiệp nghề y và năng lực tài chính.

Thông qua các biểu hiện về động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương có thể thấy phần lớn viên chức tại bệnh viện Phổi Trung ương đã có mức độ tin tưởng gắn bó vào công việc, có phương pháp sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ tương đối tốt và mức độ nỗ lực làm việc cao.

Thông qua thực trạng về tạo động lực làm việc tại bệnh viện Phổi Trung ương có thể thấy, chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức của bệnh viện thông qua chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi; chính sách khen

thưởng; công tác bố trí, sử dụng; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển; môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi; xây dựng văn hóa tổ chức; xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp; có thể thấy bệnh viện Phổi Trung ương đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Phổi Trung ương; Bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần được khắc phục về chế độ chính sách tiền lương, thưởng phúc lợi mang tính chất cào bằng; nội quy, quy chế chưa được cập nhật; công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức của bệnh viện còn hạn chế; công tác sắp xếp nhận có phần chưa phù hợp; môi trường làm việc và cơ sở máy móc cần được cải thiện; công tác sắp xếp thời gian làm việc cần được sử dụng hợp lý hơn; Ưu điểm và hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc của bệnh viện Phổi Trung ương đều có những nguyên nhân nhất định về kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, nhận thức của nhân viên y tế, cách áp dụng chính sách của tổ chức, năng lực lãnh đọa quản lý của các nhà quản lý tổ chức và đặc điểm nghề nghiệp của nghề y.

Nói tóm lại, từ thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương tác giả có thể tìm ra những giải pháp trong chương sau để hoàn thiện pháp luật và thực tiễn thực hiện vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức ngành y tế.

Chương 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)