Các biểu hiện về động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 57 - 61)

sư tiến sỹ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực y tế, năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà quản lý của Bệnh viện Phổi Trung ương là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh viện phổi Trung ương.

Thứ năm, đặc điểm nghề nghiệp, vị trí của nghề y trong xã hội: Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện ở tuyến Trung ương có vị trí quan trọng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến lao phổi. Vị trí và đặc điểm nghề nghiệp đặc thù này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương.

Thứ sáu, năng lực tài chính của bệnh viện Phổi Trung ương có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho bệnh viện Phổi Trung ương.

2.2.2. Các biểu hiện về động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương Phổi Trung ương

Mức độ tin tưởng đối với công việc của viên chức bệnh viện Phổi Trung ương là mức độ tin tưởng của viên chức đối với bệnh viện. Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ “Gắn bó lâu dài” với công việc chỉ ở mức trung bình tập trung chủ yếu vào viên chức là điều dưỡng viên, trong khi đó tỷ lệ 29,4% “Chuyển công tác tốt hơn khi có cơ hội” tập trung chủ yếu vào viên chức là bác sỹ bởi đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có nhu cầu cao về tiền lương và nâng cao tay nghề ở những môi trường mới, thường xuyên được các bệnh viện tư có danh tiếng săn đón. Sau khi nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương tác giả nhận định, hầu hết các viên chức y tế ở độ tuổi 30 đến 45 tuổi có mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc tốt hơn là các viên chức dưới 30 tuổi hoặc trên 45 tuổi. Đối với các viên chức y tế trên 45 tuổi cơ hội lựa chọn những vị trí việc làm ở các bệnh viện tư có thu nhập cao hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc không có mức độ gắn bó với vị trí việc làm hiện có. Còn đối với viên chức y tế dưới 30 tuổi là những viên chức y tế trẻ, có nhiều sự lựa chọn về định hướng công việc, hầu hết trong số này chưa có sự tin tưởng vào vị trí việc làm hiện có và mức độ gắn bó với vị trí việc làm thấp.

Bảng 2.3. Mức độ tin tưởng gắn bó với công việc TT Mức độ tin tưởng gắn bó với công việc Tỷ lệ

1 Gắn bó lâu dài 69,6%

2 Chuyển công tác khi có cơ hội 29,4%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018) 2.2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian làm việc

Hầu hết viên chức tại bệnh viện đều tuân thủ thời gian làm việc tại bệnh viện theo nội quy, quy định của bệnh viện là đến địa điểm làm việc 8 giờ/1 ngày. Tuy nhiên, về tình hình sử dụng thời gian làm việc trong 8 tiếng này có

nhiều ý kiến khác nhau. Thông qua khảo sát, có 36,8% viên chức cho rằng mình sử dụng đủ 8 giờ/ngày để làm việc và có tới 63,2% viên chức sử dụng trên 8 giờ/ngày. Bởi tính đặc thù của công việc trong môi trường Bệnh viện gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Thời gian là việc của viên chức là thời gian liên tục cả ngày lẫn đêm để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cứu người, viên chức tại bệnh viện lúc này phải làm việc vào thời gian ngoài giờ hành chính, làm đêm và làm vào các ngày nghỉ lễ tết. Bên cạnh đó, nhiều khoa như khoa cấp cứu, khoa sản, khoa ngoại, khoa Nhi còn phải trực với tần suất cao vào những ngày lễ tết. Khi tiến hành khảo sát, tác giả đã thu lại được 296 ý kiến về thời gian làm việc của viên chức y tế.

2.2.2.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao là một khâu quan trọng trong tạo động lực làm việc, có ý nghĩa rất lớn đối với viên chức y tế và tổ chức, mục đích chính thông qua đánh giá mức độ hoàn thành công việc có thể đánh giá được năng lực, trình độ và hiệu quả làm việc của mỗi viên chức y tế trong công tác chuyên môn của viên chức y tế.

Mỗi viên chức trong bệnh viện đều đảm nhiệm một khối lượng công việc nhất định có gắn kết với nhau. Hàng năm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức bệnh viện Phổi Trung ương được đánh giá thông báo cáo quý, báo cáo theo tháng và báo cáo tổng kết cuối năm dựa trên bảng tổng kết cuối năm của mỗi cá nhân, dựa trên sự nhận xét của từng khoa phòng. Sau khi đưa ra ý kiến tổng kết đánh giá hàng năm các khoa phòng sẽ được Hội đồng thi đua khen thưởng của bệnh viện bình xét và đánh giá mức độ khen thưởng.

Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của viên chức thông qua kết quả bình xét và đánh giá của Hội đồng thi đua khen thưởng như sau:

Tỷ lệ viên chức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ chiếm tới 96,5% và chỉ có 3,5% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, đây là một con số rất cao, là biểu hiện quan trọng để tạo động lực làm việc của viên chức. Khi họ tự thấy bản thân mình giải quyết tốt các công việc, họ sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành thêm nhiều công việc khác. Đồng thời, dựa vào kết quả tự đánh giá của bản thân viên chức, lãnh đạo bệnh viện có thể so sánh với kết quả trong thực tiễn nhằm xây dựng các tiêu chí công bằng, khách quan trong đánh giá.

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của viên chức

TT Mức độ đánh giá Tỷ lệ (%)

1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4%

2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 53%

3 Hoàn thành nhiệm vụ 39,5%

4 Không hoàn thành nhiệm vụ 3,5%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, 2017) 2.2.2.4. Mức độ nỗ lực làm việc

Khi xem xét nỗ lực làm việc của mỗi viên chức, trước hết cần phải xem xét cả tinh thần, thái độ làm việc của viên chức trước những nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những nhiệm vụ khó, phức tạp đòi hỏi viên chức phải nỗ lực cả về thời gian và công sức. Với câu hỏi “Tinh thần, thái độ của anh/chị khi nhận được giao nhiệm vụ phức tạp như thế nào?”, kết quả là có 36,8% viên chức sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tỷ lệ viên chức đắn đo suy nghĩ là 46,2% và còn lại 17% viên chức từ chối công việc phức tạp.

Như vậy, tỷ lệ viên chức sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp tại bệnh viện là không cao, trong khi đó tỷ lệ viên chức đắn đo, hoặc nhận nhiệm vụ miễn cưỡng và từ chối nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân là

do bản thân viên chức không tự tin vào năng lực của bản thân, chế độ khen thưởng chưa xứng đáng với những công sức họ bỏ ra để giải quyết công việc đó, bên cạnh còn do tâm lý ngại thay đổi vị trí làm việc, thay đổi môi trường làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 57 - 61)