Khái niệm và đặc điểm viên chức ngành y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 31 - 33)

1.3.1.1. Khái niệm viên chức ngành y tế

Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức số 58/2010/QH12: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [15, tr.3].

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của Luật Viên chức số 58/2010/QH12, viên chức phải là những người làm việc tại đơn vị sự nghiệp

công lập, cụ thể: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” [15, tr.5].

Từ quy định nói trên, có thể đưa ra cách hiểu về viên chức ngành y tế như sau: Viên chức ngành y tế là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, được hưởng lương từ quỹ bệnh viện theo các quy định của pháp luật.

1.3.1.2. Đặc điểm của viên chức ngành y tế

Viên chức ngành y tế có đặc điểm chung của viên chức và có đặc điểm đặc thù của viên chức y tế như sau:

Về đặc điểm chung, viên chức là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… Đây là những hoạt động quan trọng mà Nhà nước phải đứng ra thực hiện vì khu vực tư không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, chính vì vậy kết quả hoạt động của viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Viên chức khi có nhiều động lực làm việc sẽ giúp đơn vị hoàn thành xuất sắc mục tiêu hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc và giúp cơ quan, tổ chức phát triển ngày càng vững mạnh, có sức mạnh đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của đời sống xã hội. Do vậy, tạo động làm việc cho viên chức trong sự nghiệp công lập là việc làm hết sức có ý nghĩa để nâng cao chất lượng làm việc của viên chức cũng như hoạt động của tổ chức.

Bên cạnh những đặc điểm chung, viên chức ngành y tế có đặc điểm chung như sau: họ là nguồn nhân lực đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe của con người và tính mạng của người bệnh. Trong quá trình thực

hiện hoạt động nghề nghiệp, viên chức y tế phải thực hiện công việc nhanh chóng, khẩn trương, tiến hành công việc liên tục cả ngày và đêm, nhiều viên chức phải trực đêm, phải tiếp túc với môi trường có người ốm, đau, bệnh tật, hóa chất, chất thải, vi khuẩn. Viên chức hoạt động nhiều giờ căng thẳng (đứng mổ nhiều giờ, tiếp xúc với các bệnh nhân lây nhiễm…). Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thỏa mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có.

Viên chức ngành y tế luôn phải tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thưởng. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy, họ dễ có tâm lý cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết không cao, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mực với thầy thuốc. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh.

Xuất phát từ những đặc điểm đó mà việc các nhà quản lý xây dựng những biện pháp và chính sách tạo động lực cho viên chức y tế càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)