Khái niệm và biểu hiện động lực làm việc của viên chức ngành y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 33 - 37)

1.3.2.1. Khái niệm động lực làm việc của viên chức ngành y tế

tính mạng của con người. Viên chức y tế với thời giờ làm việc đặc thù, môi trường làm việc không thuận lợi dễ dàng bị ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và chịu sức ép của dư luận xã hội, chính vì vậy, viên chức y tế là viên chức đặc thù. Động lực làm việc của viên chức y tế không chỉ là các yếu tố thông thường như các viên chức nói chung mà viên chức y tế còn cần phải được cung cấp nhiều yếu tố hơn để có thể tăng cường động lực làm việc, bên cạnh đó, trong ngành y tế đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn và quan tâm sâu sắc hơn.

Có thể thấy động lực làm việc của viên chức ngành y cũng là những yếu tố thúc đẩy viên chức trong ngành y tế làm việc để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây phải là những yếu tố đặc thù, đặc biệt và có ý nghĩa đối với viên chức y tế.

Như vậy, có thể rút ra khái niệm: Động lực làm việc của viên chức ngành y tế là các yếu tố để thức đẩy viên chức y tế làm việc để đạt được kết quả và chất lượng cao trong công việc.

1.3.2.2. Biểu hiện của động lực làm việc của viên chức ngành y tế

Trong thực tiễn, động lực làm việc của người lao động nói chung và của viên chức ngành y tế nói riêng là yếu tố xảy ra bên trong con người, khó nhận biết. Vì vậy, để nhận biết động lực làm việc có thể quan sát từ các biểu hiện, các dấu hiệu bên ngoài như: sự tự giác, sự hăng say, nỗ lực làm việc của viên chức. Điều này sẽ phản ánh mức độ tham gia của người lao động vào công việc, mức độ quan tâm của họ đối với nghề nghiệp. Các biểu hiện của động lực làm việc có thể đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có

Đặc thù làm việc trong khu vực công nói chung và từ đặc thù nghề nghiệp của viên chức y tế nói riêng là hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng

hoặc những giá trị xã hội mà họ mong muốn đóng góp thông qua thực hiện công việc của mình. Vì vậy, mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có hay mức độ yên tâm công tác chính là niềm tin vào các giá trị cao đẹp mà viên chức muốn cống hiến, chính điều này tạo nên sự gắn bó của họ với khu vực công. Động lực làm việc của viên chức y tế lúc này được biểu hiện thông qua sự hài lòng, thỏa mãn với vị trí công việc. Nếu viên chức y tế tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, họ sẽ nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc từ đó yên tâm công tác, cống hiến cho tổ chức. Nhưng nếu viên chức y tế thiếu tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, thì sự nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc sẽ giảm dần, từ đó tạo ra cảm giác bất an, chán nản, cuối cùng mất động lực làm việc. Chính điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏ việc hoặc chuyển đổi công tác đến cơ quan khác.

Thứ hai, tình hình sử dụng thời gian làm việc

Biểu hiện sử dụng thời gian làm việc của người lao động là dấu hiệu dễ nhận biết, có thể thực hiện bằng phương pháp quan sát, đo lường mang tính khách quan. Thông qua tiêu chí về tình hình sử dụng thời gian của viên chức chúng ta có thể nhận biết động lực làm việc của họ. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc là tỷ lệ giữa thời gian làm việc thực tế của viên chức và thời gian làm việc theo quy định, có thể tính bằng công thức sau:

Hiệu suất sử dụng

thời gian làm việc =

Thời gian làm việc thực tế

Thời gian làm việc theo quy định Trong đó, thời gian làm việc theo quy định là thời gian đã được xác lập giữa tổ chức và người lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Hiện nay, đa số các công việc đều yêu cầu người lao động phải chấp hành quy định về thời gian làm việc, đây là điều kiện đảm bảo hoàn thành công việc được giao trong tổ chức. Xuất phát từ đặc thù lao động của viên chức ngành y

tế, thời gian làm việc được quy định cụ thể cho 02 nhóm là: i) Thời gian làm việc theo giờ hành chính (8 giờ một ngày) áp dụng cho viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm; ii) Thời gian làm việc theo thời khóa biểu (kế hoạch giảng dạy) trên cơ sở số giờ chuẩn phải giảng dạy theo định mức, áp dụng cho viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn.

Thời gian làm việc thực tế là thời gian thực tế làm việc bình quân trong ngày hoặc thời gian thực tế để hoàn thành công việc hay nhiệm vụ được giao của viên chức.

Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc có thể xảy ra 03 trường hợp là: ít hơn, lớn hơn hoặc bằng nhau. Mặc dù được đo lường chính xác và có thể phản ánh động lực làm việc của viên chức, nhưng đây là biểu hiện bề ngoài, mang tính hình thức vì vậy cần phải căn cứ vào hiệu quả công việc để có thể đánh giá khách quan động lực làm việc của viên chức trong ngành y tế.

Thứ ba, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đánh giá hiệu suất làm việc của người lao động là đánh giá về số lượng, chất lượng công việc hoàn thành, có thể sử dụng các chỉ tiêu định lượng như: năng suất lao động, chỉ số hoàn thành nhiệm vụ, chỉ số không hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ công việc hoàn thành đúng hạn…

Động lực làm việc biểu hiện qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức thường được đo lường bằng tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, có thể tính bằng công thức sau:

Mức độ hoàn thành

công việc được giao =

Khối lượng công việc hoàn thành Khối lượng công việc được giao

thông thường trong công việc của viên chức. Nó được biểu hiện bằng sự cố gắng, tích cực, hăng say, nhiệt tình, khả năng khắc phục khó khăn trong thực hiện công việc; phản ánh mức độ tiêu hao cả thể lực và trí lực của viên chức; cũng như thể hiện ở cường độ lao động để hoàn thành công việc được giao. Đây là biểu hiện của động lực làm việc xuất phát từ bên trong, từ chính bản thân viên chức khi nhận thức được đầy đủ mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm với công việc được giao. Đây là biểu hiện có thể nhận biết bằng phương pháp quan sát cũng như đo lường bằng hiệu suất công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)