Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực làm việc của viên chứ cy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 38 - 43)

Thứ nhất, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và của địa phương Đây là một nhân tố tác động đến vấn đề tạo động lực cho viên chức y tế. Các nhân tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, mức sống, lạm phát, thất nghiệp... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội để có ảnh hưởng đến tổ chức. Vì vậy mà tổ chức cần phải điều chỉnh các chế độ chính sách của mình sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh tế của tổ chức nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định về công việc và thu nhập của của công chức, viên chức.

Thứ hai, hệ thống chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước

Nhà nước ban hành các chính sách pháp luật về tiền lương của công chức, viên chức nói chung, và quy định rõ về chế độ lương, ngạch, bậc, phụ cấp của viên chức. Các chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công chức, viên chức đều có ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức. Cụ thể là các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng, lao động đặc thù,… quy định trong Bộ luật Lao động 2012,.. Nếu các quy định này càng có lợi cho người lao động, động lực lao động sẽ càng cao bởi nó mang tính pháp lý và các tổ chức buộc phải thực hiện chúng.

Riêng trong ngành y tế, có các chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với viên chức y tế như chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ y tế, chế độ phụ cấp cho viên chức khi làm việc tại các địa bàn khó khăn, các chế độ bảo vệ khi gặp tai nạn, không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín và nhân phẩm của viên chức ngành y tế, chế độ phụ cấp đặc thù khi phòng chống dịch bệnh, chế độ ưu đãi đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập, quy

định mức phụ cấp cao hơn cho viên chức làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch, thường trực, phẫu thuật,…

Viên chức trong ngành y tế là một loại lao động đặc thù với cường độ cao trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động do phải trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và các dịch bệnh truyền nhiễm cũng như các loại hoá chất độc hại, các chất phóng xạ. Những đặc thù nghề nghiệp nêu trên đòi hỏi phải có các chính sách ưu đãi phù hợp thì mới khuyến khích được tính tích cực, yêu ngành, yêu nghề của cán bộ y tế, góp phần duy trì và phát triển nhân lực y tế.

Thứ ba, cách thức áp dụng chế độ chính sách của tổ chức

Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành y tế: lãnh đạo bệnh viện tự đặt ra cho mình những mục tiêu là chiến lược phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Vì vậy, để đạt được được hiệu quả cao nhất cần phải phát huy cao độ yếu tố con người trong điều kiện các nguồn lực khác là có hạn. Có nghĩa là, muốn đạt mục tiêu và hoàn thành chiền lược phát triển ở mức cao nhất thì đòi hỏi bệnh viện phải có những chính sách nhân lực và các chính sách tạo động lực hiệu quả.

Quan điểm của lãnh đạo về vấn đề tạo động lực: lãnh đạo bệnh viện hiện nay là người sẽ quyết định các yếu tố thuộc về định hướng, mục tiêu phát triển của bệnh viện, do đó mà động lực làm việc của viên chức y tế tại bệnh viện Phổi Trung ương hiện nay có ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách, mục tiêu của lãnh đạo bệnh viện. Do vậy mà các chính sách tạo động lực của bệnh viện phải dựa trên quan điểm của lãnh đạo bệnh viện, nếu họ coi trọng công tác tạo động lực thì những chính sách đó sẽ được ưu tiên thực hiện hơn, được đầu tư nhiều hơn. Phong cách lãnh đạo chính là phương thức, cách thức mà người quản lý tác động đến nhân viên cấp dưới của mình để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Họ sẽ chọn những hình thức lãnh đạo khác nhau để tác động lên

viên chức của mình, điều này tùy thuộc vào phong cách, cá tính, năng lực và hoàn cảnh của từng người và từng tổ chức. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí và động lực làm việc của viên chức. Một lãnh đạo giỏi và nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách làm việc hiệu quả với các viên chức y tế khác nhau, từ đó tạo ra sự cân bằng hài hòa trong môi trường làm việc và thúc đẩy mọi người trong tổ chức nỗ lực làm việc tạo năng suất lao động nhiều hơn. Nếu nhà quản lý chọn hình thức lãnh đạo độc đoán sẽ tạo sự áp lực cho cấp dưới của mình khiến họ chán nản trong công việc, không thể phát triển sự sáng tạo các ý tưởng.

Bên cạnh đó, điều kiện và môi trường làm việc tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng làm việc của viên chức. Điều kiện làm việc bao gồm: an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, khi họ làm việc trong môi trường an toàn họ sẽ đem lại cho họ cảm giác yên tâm, từ đó kết quả công việc sẽ đạt hiệu quả cao.

Tính chất công việc: tính chất công việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực làm việc của viên chức. Những công việc có tính chất ổn định, lặp đi lặp lại thường là các công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ, thủ tục hành chính… những công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với viên chức. Do đó, khả năng thu hút lao động rất hạn chế, và động lực làm việc của viên chức làm những công việc này thường thấp. Ngược lại, những công việc mang tính chất phức tạp, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nỗ lực như công việc nhân viên kinh doanh, bán hàng, quản lý…bản thân những công việc này đã tạo sự thu hút, hứng thú cho viên chức.

Vị trí công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp là vấn đề được viên chức quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp. Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì chắc chắn không thể tạo động

lực cho viên chức. Ngược lại, công việc hấp dẫn, tạo nhiều cơ hội cho người lao động phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, được mọi người coi trọng, xã hội đề cao thì chắc chắn bản thân người lao động sẽ buộc phải nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc, viên chức y tế chính là một nghề nghiệp được coi trọng, có uy tín, danh dự nhân phẩm.

Trong điều kiện hiện nay, viên chức y tế làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Những công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của viên chức y tế.

Thứ tư, nhận thức của viên chức y tế

Viên chức y tế là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Công việc của họ hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Công việc của viên chức y tế liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh tồn con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại. Viên chức y tế làm việc trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người. Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện. Là công việc cực nhọc căng thẳng (đứng mổ hàng chục tiếng đồng hồ, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh lây, lao, phong, HIV, AIDS….). Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, viên chức ngành y không thể thực hiện được. Viên chức y tế thường phải tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình

trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ có tâm lý không thoải mái dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mực với thầy thuốc - những người đang tìm cách cứu sống họ. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh.

Thứ năm, năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà quản lý tổ chức

Yếu tố lãnh đạo và sự quan tâm và nhìn nhận của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và hiệu quả làm việc của viên chức y tế. Sự quan tâm của cấp trên với viên chức y tế sẽ tạo cho họ có cảm giác mình là người quan trọng của bệnh viện, tổ chức cần họ, quan tâm đến họ. Một lời khen ngợi kịp thời khi viên chức y tế có thành tích tốt sẽ làm viên chức y tế cảm thấy tự hào, đóng góp của mình đuợc ghi nhận, từ đó khuyến khích họ tiếp tục nỗ lực làm việc hơn.

Thứ sáu, đặc điểm nghề nghiệp, vị trí của nghề nghiệp y trong xã hội Nghề y mang những đòi hỏi, trách nhiệm rất đặc thù. Nghề y là nghề cao quý trong xã hội và được xã hội trọng vọng, chính vì vậy, vị trí nghề nghiệp của nghề y trong xã hội là vị trí vô cùng quan trọng. Nghề y với đặc thù là một nghề vất vả, học từ 5 đến 6 năm, ngoài ra trước khi có thể trở thành viên chức y tế, cần phải trải qua quá trình thực tập kéo dài từ khi còn đi học. Sau đó, quá trình đi làm phải tiếp xúc với người bệnh với nhiều ca làm việc căng thẳng. Nếu viên chức y tế mà không có sự tự hào về nghề nghiệp thì chắc hẳn rất khó để tiến hành làm việc và tiến hành duy trì động lực làm việc ở tại đơn vị.

Thứ bảy, năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực làm việc. Năng lực tài chính của đơn vị mạnh thì đời sống và các chế độ như tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi khác cũng được gia tăng cho viên chức. Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo động lực làm việc, yếu tố tài chính là yếu tố bảo đảm cuộc sống, nếu chế độ tài chính tốt thì động lực làm việc gia tăng và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)