Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 52 - 54)

Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực lao, phổi được thành lập theo Nghị định số 273/TTg ngày 24 tháng 6 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định pháp luật. Trong hơn 60 năm hoạt động và trưởng thành, bệnh viện đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương lao động.

Với vai trò là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện Phổi Trung ương đã khám và chữa bệnh cho hàng triệu lượt người bệnh, chỉ đạo hoạt động phòng chống lao cũng như các bệnh phổi khác trên toàn quốc. Thành công của chương trình chống lao đã góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân và được tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là hình mẫu của nhóm các nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất.

Trong giai đoạn hình thành và phát triển bệnh viện chỉ có 8 bộ phận quản lý, nghiên cứu và khám chữa bệnh, cùng với 410 cán bộ công nhân viên (trong đó chỉ có 3 bác sĩ, 1 dược sĩ và 4 cán bộ nghiên cứu). Sau 10 năm, tổ chức của viện đã phát triển thành 16 phòng, khoa và một trại an dưỡng cho bệnh nhân lao tại Ba Vì. Năm 1985, Viện đổi tên là Viện Lao và Bệnh Phổi, đảm nhận nhiệm vụ rộng hơn, đó là viện chuyên khoa đầu ngành về lao và bệnh phổi. Năm 2003, Viện đổi tên là Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trung ương. Cơ chế hoạt động đã chuyển thành bệnh viên chuyên khoa cao nhất của

cả nước về lao và bệnh phổi. Năm 2011, một lần nữa bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Phổi Trung ương.

Bệnh viện là sơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội, có lao và bệnh phổi đã gắn kết được công tác vừa phục vụ, vừa đào tạo bậc sau đại học cho các bác sĩ chuyên khoa lao và bệnh phổi ở các trình độ khác nhau, đảm bảo một đội ngũ đông đảo cán bộ chuyên khoa lao trên toàn quốc. Bệnh viện cũng đã xuất bản hàng trăm tài liệu về các vấn đề quản lý chuyên môn kỹ thuật cung cấp cho các địa phương và các lớp tập huấn. Hàng trăm cán bộ của bệnh viện và các địa phương được cử đi học đào tạo, hội thảo ở nước ngoài. Bệnh viện đã xuất bản Tạp chí Lao và Bệnh phổi, là tài liệu khoa học quan trọng cho chuyên ngành Lao và Bệnh Phổi.

Do những thành tích đạt được trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu của chương trình chống lao quốc gia Việt Nam từ năm 1997 Hội lao và Bệnh phổi thế giới (IUATLD) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang học tập, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp tổ chức 18 khóa đào tạo quốc tế về quản lý chương trình chống lao tại Việt Nam.

Trong suốt thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của ban cán sự Đảng Bộ Y tế, Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, viên chức bệnh viện đã đoàn kết, phát huy tính năng động, tự chủ, xây dựng bệnh viện ngày một phát triển, tiếp cận được với nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ thầy thuốc, điều dưỡng và nhân viên y tế có trình độ cao và tâm huyết với nghề nghiệp, phát huy tốt đạo đức nghề nghiệp của viên chức y tế. Theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 23/5/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động đối với Bệnh viện Phổi Trung ương thì chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện như sau: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, tham mưu, đề xuất các chiến lược và chính sách phát triển hệ

thống chuyên khoa; chỉ đạo tuyến; đào tạo, đào tạo lại và đào tạo liên tục; phòng chống dịch bệnh; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và công nghệ; quản lý, điều hành các dự án quốc gia và quốc tế về lĩnh vực bệnh phổi và lao. Bệnh viện Phổi Trung ương có 2 nhiệm vụ song song đó là khám chữa bệnh và chỉ đạo thực hiện chương trình chống lao quốc gia và 2 lĩnh vực chuyên khoa không thể tách rời đó là bệnh lao và bệnh phổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 52 - 54)