Tạo động lực thông qua môi trường và điều kiện làm việc làm việc thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 78 - 83)

việc thuận lợi

Bệnh viện luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho viên chức để hoàn thành tốt công việc được giao và có điều kiện để bồi dưỡng học tập, phát triển nghề nghiệp. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp tạo cảm giác thoải mái, các khoa, phòng được sắp xếp hợp lý, có không gian rộng, thoáng mát, tiện nghi cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện cũng như tạo điều kiện cho viên chức đến làm việc hàng ngày có không gian thoải mái.

Tại các phòng chuyên môn: Các trang thiết bị, máy móc được đầu tư khá đầy đủ, hiện đại phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, đảm bảo yêu cầu của ngành. Đối với các khoa có số lượng bệnh nhân đông như khoa Ngoại tổng hợp, khoa Nội tổng hợp, khoa Nhi được bố trí tại mỗi khoa một tầng có diện tích gần 1.000 m2, bao gồm 30 phòng điều trị, khoảng gần 70 giường bệnh.

Để phục vụ cho việc khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao, bệnh viện đã trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại: máy sinh hóa; máy ly tâm; máy phân tích sinh hóa ≥ 400 test/giờ; máy phân tích huyết học tự động 8 TS; máy gây mê; máy nội soi dạ dày, tai mũi họng; máy xquang cao tần có tăng sáng truyền hình; máy siêu âm màu, siêu âm đa năng.

Qua khảo sát thực tế tại cơ quan, tỷ lệ viên chức đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan ở mức rất tốt và tốt là trên 80%, tỷ lệ đánh giá chưa tốt chỉ ở dưới 20%. Điều này chứng tỏ đơn vị đã đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công việc của viên chức rất tốt.

2.3.7. Tạo động lực thông qua xây dựng văn hóa tổ chức

Bệnh viện Phổi Trung ương thường xuyên xác định văn hóa tổ chức là giá trị quan trọng trong quá trình làm việc và tạo động lực làm việc cho viên chức của mình. Văn hóa tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến lề lối, phong cách làm việc của viên chức. Nó vừa là yếu tố thúc đẩy, đồng thời cũng là yếu tố cản trở động lực làm việc của viên chức. Văn hóa tổ chức biểu hiện qua niềm tin, thói quen, hành vi của viên chức, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, cấp trên và với người bệnh.

Về phương diện nội dung, văn hóa của bệnh viện bao gồm những mục đích của con người, cơ cấu quyền lực trong tổ chức, văn hóa lao động, lối sống của viên chức bệnh viện, thái độ làm việc của họ, các truyền thống, giá trị. Tùy theo mỗi cơ quan cụ thể mà các nội dung đó có thể có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của tổ chức, mà theo đó người ta có thể phân biệt được loại hình văn hóa của tổ chức này với loại hình văn hóa tổ chức khác, cũng như biểu hiện của chúng trong mỗi môi trường cụ thể.

Việc xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng giúp cho các viên chức trong bệnh viện có một chất keo dính kết nhằm thực hiện giá trị chung của tổ chức. Văn hóa bệnh viện cũng giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn bằng việc đưa những chuẩn mực để định hướng hành vi khiến họ thực hiện các quy định một cách tự nguyện, tự giác. Văn hóa bệnh viện khiến cho viên chức bệnh viện luôn tự hào về tổ chức mình, yêu bệnh viện và có động lực làm việc tốt hơn.

Ngược lại cũng có những tổ chức mặc dù trả thù lao cao song do không xây dựng được văn hóa công sở, không cho viên chức thấy được bản sắc riêng của mình khiến họ không tự hào về bệnh viện, viên chức không gắn kết với nhau do đó không tạo được động lực làm việc và làm giảm hiệu suất lao động. Bên cạnh việc đầu tư về cơ sở vật chất, bệnh viện còn rất chú trọng tới

việc xây dựng bầu không khí trong tổ chức. Việc ban hành quy tắc ứng xử là một việc làm rất có ý nghĩa góp phần giúp viên chức trong bệnh viện luôn thân thiện, hòa đồng, lịch sự. Nhân dịp những ngày kỉ niệm ngành, những ngày lễ lớn, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên của bệnh viện thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tài năng (thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ....) tạo điều kiện cho các viên chức được thể hiện mình và tăng tính đoàn kết, giao lưu. Do vậy, mức độ hài lòng của viên chức đối với mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên được đánh giá rất cao, đã tạo tinh thần thoải mái và tạo động lực cho họ trong giải quyết công việc.

2.3.8. Tạo động lực thông qua xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp

Lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương là một trong những lãnh đạo có phong cách quản lý khoa học, có tài năng và có chí hướng chỉ huy của người lãnh đạo. Mỗi nhà quản lý đều có phong cách lãnh đạo riêng, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương luôn là những nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, luôn hướng tới viên chức trong bệnh viện. Lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương lựa chọn phong cách lãnh đạo rất dân chủ. Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Với phong cách dân chủ, người lãnh đạo có thể đem tới nguồn cảm hứng làm việc, kích thích mỗi cá nhân phát huy sáng tạo, tự chủ trong giải quyết công việc, tạo bầu không khí làm việc hăng say, hết mình.

Lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương hầu hết là những bác sĩ có nhân cách thống nhất giữa tài và đức trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Lãnh

đạo Bệnh viện Phổi Trung ương luôn hướng tới những mục tiêu chiến lược, nhìn xa trông rộng và có sự sáng tạo, năng động, làm việc có hiệu quả. Một tập thể, đơn vị có được người lãnh đạo như vậy sẽ là một tập thể phát huy được sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng và có trách nhiệm với công việc được giao, có động lực để làm việc và cống hiến cho sự phát triển của tổ chức.

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp, với lãnh đạo tốt cũng là một trong những yếu tố giúp người lao động có thêm động lực để làm việc. Qua khảo sát thực tế, khi được hỏi “Mối quan hệ của anh/chị với đồng nghiệp?”, kết quả cho thấy có tới 85% viên chức cho biết mối quan hệ của mình với các đồng nghiệp khác là tốt và rất tốt, điều này thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, tạo nên văn hóa tổ chức đặc trưng của đơn vị.

Tạo lập được sự đoàn kết giữa các viên chức như vậy không thể không nhắc tới cách quản lý của lãnh đạo cấp trên. Với câu hỏi “Mối quan hệ giữa anh/chị với lãnh đạo?”, tỷ lệ viên chức đánh giá cấp trên của họ “Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp dưới” và “Thoải mái, luôn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên” khá cao (hơn 70%) và số ít cho rằng lãnh đạo “Đối xử không công bằng” và “Cứng nhắc, không thừa nhận điểm yếu của mình”. Như vậy, bầu không khí tại đơn vị có được sự vui vẻ, tinh thần sẵn sàng tương hỗ nhau trong công việc, giữa viên chức và lãnh đạo cũng thoải mái bày tỏ những ý tưởng và nguyện vọng của bản thân.

2.4. Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương

2.4.1. Ưu điểm của công tác tạo động lực làm việc tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương về công tác tạo động lực làm việc cho viên chức, đã đưa ra được những kết quả

tích cực như sau:

Về chính sách, các chính sách về lương và các chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức đã được Bệnh viện nghiêm túc triển khai thực hiện. Các chế độ phụ cấp đã được vận dụng kịp thời, đầy đủ do có đủ nguồn chi trả (từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn tài chính tự chủ).

Về phúc lợi, phụ cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu của viên chức với 27,4% hài lòng, 1,7% rất hài lòng về phúc lợi; 77% hài lòng và 23% rất hài lòng về phụ cấp. Các khoản về phục lợi và phụ cấp phần nào bù đắp cho mức lương cơ bản còn hạn chế với đội ngũ viên chức nói chung và viên chức Bệnh viện nói riêng.

Việc áp dụng chính sách khen thưởng linh hoạt là một trong những phương thức tạo động lực rất hiệu quả trong việc tác động tới thái độ làm việc, mức độ gắn bó, sự tuân thủ quy định của tổ chức. Với 58% viên chức hài lòng, 28% rất hài lòng với mức thưởng và tiền thu nhập tăng thêm; 45,6% hài lòng, 24,7% rất hài lòng về tiêu chí khen thưởng cho thấy hiệu quả nhất định của việc áp dụng chính sách khen thưởng của Bệnh viện.

Về công tác bố trí, sử dụng nhân sự sau tuyển dụng tại Bệnh viện qua khảo sát gần 90% sắp xếp phù hợp với trình độ chuyên môn (64,3% Phù hợp, 23,6% rất phù hợp). Yếu tố được làm việc đúng chuyên môn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và động lực làm việc của viên chức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu giúp viên chức cập nhật tri thức phát triển bản thân nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ (với 63% viên chức hài lòng, 19,3% rất hài lòng với công tác đào tạo, bồi dưỡng), cho thấy Bệnh viện Phổi Trung ương đã và đang chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của Bệnh

viện và trên hết tạo động lực cho viên chức khi họ thấy được sự quan tâm, đầu tư của Bệnh viện cho họ.

Về điều kiện làm việc, Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ, không gian làm việc và điều trị đạt tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện năm 2016 (83 tiêu chí chất lượng Bệnh viện). Đây sẽ là một trong những yếu tố tác động tới tâm lý làm việc và hiệu suất lao động. Kết quả khảo sát cho thấy với trên 80% viên chức đánh giá rất tốt và tốt về điều kiện làm việc làm.

Phong cách lãnh đạo của Bệnh viện là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển. Trong những nhiệm kỳ gần đây lãnh đạo Bệnh viện không ngừng đưa ra các chính sách đổi mới, phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội (về chính sách, cơ sở vật chất, đào tạo, văn hóa,...), đồng thời sự quan tâm sát sao của lãnh đạo bệnh viện tới viên chức đã có những tác động tích cực trong việc tạo động lực cho viên chức trong quá trình làm việc, qua khảo sát với trên 70% viên chức đánh giá “Lãnh đạo lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp dưới, nhận được sự hỗ trợ của cấp trên”.

Trên đây là một trong những điểm nổi bật trong công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)