Tạo động lực thông qua khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 69 - 76)

Khen thưởng là chế độ dành cho cá nhân và tập thể được bệnh viện bình xét mỗi năm một lần vào cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm

vụ được giao và đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể. Như vậy thời điểm diễn ra thành tích được khen thưởng và công nhận thành tích cách nhau xa vì vậy các phần thưởng đó sẽ có ít tác dụng thúc đẩy hành vi tốt của viên chức, hiện tại chế độ khen thưởng vẫn chưa được coi là yếu tố chính để tạo động lực làm việc cho viên chức y tế của bệnh viện trong giai đoạn hiện nay.

Phần thưởng là các bằng khen, giấy khen cho các danh hiệu: anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến… và đi kèm với đó là một khoản tiền song nó chỉ mang tính hình thức chứ không có tác dụng tạo động lực làm việc cho viên chức. Chưa có tiêu chí xét thưởng rõ ràng dẫn đến viên chức y tế không có động lực để nỗ lực phấn đấu. Ngoài việc thoả mãn nhu cầu vật chất tiền thưởng còn có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần đối với viên chức trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc. Khi viên chức được thưởng có nghĩa là thành tích của họ được công nhận, được tuyên dương. Họ sẽ phấn khởi khi làm việc, đây là một hình thức tạo động lực tốt.

Hệ số khen thưởng của bệnh viện (K) được tính như sau:

Bảng 2.7. Giá trị hệ số khen thưởng

TT Giá trị hệ số K Đối tượng được hưởng

1 K = 2,5 Bác sỹ

2 K = 2 Dược sỹ đại học

3 K = 1,8 Cử nhân đại học y và các cử nhân khác thuộc

các đại học khác

4 K = 1,6 Cao đẳng y và các cao đẳng khác

5 K = 1,5 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược trung cấp,

TT Giá trị hệ số K Đối tượng được hưởng

điện nước

6 K = 1 Hộ lý, bảo vệ, nhân viên không chuyên môn

7 K = 0,1 Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I và thạc sỹ

8 K = 0,2 Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II và tiến sỹ

9 K = 0,4 Trưởng khoa, trưởng phòng

10 K = 0,2 Phó khoa, phó phòng, điều dưỡng trưởng

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Nguyên tắc khen thưởng được dựa trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Ngoài công tác khen thưởng theo quy định, Bệnh viện Phổi Trung ương còn xây dựng quy định riêng “Thưởng phạt thu nhập tăng thêm” nhằm kích thích tinh thần làm việc, năng suất lao động của viên chức y tế tại bệnh viện.

Tham gia khảo sát, đã thu được 303 ý kiến như sau:

Bảng 2.8. Mức độ hài lòng của viên chức về khen, thưởng TT

Nội dung câu hỏi Rất

hài lòng

Hài lòng

Không hài lòng

1 Anh/chị có hài lòng với mức thưởng,

tiền thu nhập tăng thêm không? 28% 58% 14%

2 Tiêu chí khen thưởng rõ ràng, hợp lý? 24,7% 45,6% 29,7%

3 Chính sách khen thưởng có tác dụng

khuyến khích cao? 13,5% 26,4% 60,1%

Căn cứ theo bình bầu viên chức xếp loại A, B, C tại các khoa, phòng: Mức xếp loại A: hoàn thành nhiệm vụ năng suất cao, hưởng 100% thưởng; Mức xếp loại B: hoàn thành nhiệm vụ, hưởng 80% thưởng; Mức xếp loại C: không đủ ngày công hoặc vi phạm quy chế bệnh viện, hưởng 50% thưởng.

Cách tính thưởng thu nhập tăng thêm được dựa trên công suất giường bệnh, các lượt khám chữa bệnh, số lượt phẫu thuật tại bệnh viện. Theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện phổi Trung ương quỹ khen thưởng được quy định như sau: “Mức trích tối đa quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tâng thêm bình quân trong năm. Mức chi do Giám đốc quyết định tùy theo tình hình tài chính của Bệnh viện: Chi khen thưởng đột xuất, người tốt việc tốt, phong trào thi đua, thể dục thể thao. Thưởng cho các cán bộ đi học ngoại ngữ, đạt và có chứng chỉ được quốc tế công nhận (TOEFL, TOEIC, IELTS, ELS,…) mức từ 5.000.000 đồng – 10.000.000đồng Các trường hợp cụ thể, đột xuất khác thì mức chi do Giám đốc quyết định”.

Căn cứ vào những quy định của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ do đơn vị đã xây dựng cho cán bộ viên chức, Bệnh viện Phổi Trung ương đã ban hành “Quy chế thi đua, khen thưởng bệnh viện Phổi Trung ương”, trong đó gồm 07 chương và 18 điều bao gồm các nội dung như sau: Chương I. Những quy định chung Chương II. Tổ chức thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua Chương III. Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Chương IV. Thẩm quyền quyết định, thời gian đề nghị, hồ sơ thủ tục khen thưởng, trao thưởng. Chương V. Quỹ thi đua khen thưởng, mức thưởng và quản lý sử dụng quỹ thi đua khen thưởng. Chương VI. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hành vi vi phạm, xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng, tước và phục hồi danh hiệu.

Chương VII. Điều khoản thi hành. Nguyên tắc khen thưởng được dựa trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Ngoài công tác khen thưởng theo quy định, bệnh viện Phổi Trung ương còn xây dựng quy định riêng “Thưởng phạt thu nhập tăng thêm” nhằm kích thích tinh thần làm việc, năng suất lao động của các viên chức tại bệnh viện. Cách tính thưởng phạt thu nhập tăng thêm được dựa trên công suất giường bệnh, các lượt khám chữa bệnh, số lượt phẫu thuật tại bệnh viện: 1. Công suất giường bệnh tại các khoa lâm sàng (Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Ngoại, Khoa Nội, Khoa Nhi, Khoa Nội tim mạch, Đông Y) - Thực hiện < 90% giường kế hoạch (do cơ quan giao): hưởng 90% - Thực hiện 90% - 100% giường kế hoạch: hưởng 100% - Thực hiện 101% - 110% giường kế hoạch: hưởng 105% (không được để bệnh nhân nằm ghép) - Thực hiện > 110% giường kế hoạch: hưởng 110% (không được để bệnh nhân nằm ghép). 2. Số lượt khám bệnh: tại các Khoa khám bệnh và khoa khám Liên chuyên khoa (Tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt) của quý so với trung bình 1 quý năm trước liền kề, được hưởng tỷ lệ như sau: - Thực hiện đạt < 90% so với số ca trung bình năm trước, hưởng 90% - Thực hiện đạt 90% - 100% so với số ca trung bình năm trước, hưởng 100% - Thực hiện đạt 101% - 105% so với số ca trung bình năm trước, hưởng 105% - Thực hiện đạt 105% so với số ca trung bình năm trước, hưởng 110%. 3. Số lượt phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật gây mê: tính theo số ca phẫu thuật trung bình 1 quý của năm trước - Thực hiện đạt < 90% so với số ca phẫu thuật trung bình năm trước, hưởng 90% - Thực hiện đạt 90% - 100% so với số ca phẫu thuật trung bình năm trước, hưởng 100% - Thực hiện đạt 101% - 105% so với số ca phẫu thuật trung bình năm trước, hưởng 105% - Thực hiện đạt 105% so với số

ca phẫu thuật trung bình năm trước, hưởng 110%. Như vậy, có thể nhận thấy công tác khen thưởng tại bệnh viện đã được ban lãnh đạo rất quan tâm, căn cứ vào năng suất lao động của các khoa, phòng để làm cơ sở để khen thưởng. Do đó, công tác khen thưởng sẽ tạo được động lực làm việc của các cá nhân, buộc họ phải cố gắng, nỗ lực để hoàn thiện bản thân và hoàn thành các nhiệm vụ.

Dựa theo kết quả của bảng hỏi có thế thấy, tuy rằng các tiêu chí khen thưởng được đánh giá khá cao là rõ ràng, hợp lý nhưng trên thực tế các chính sách ấy chưa có tác dụng khuyến khích cao như mong đợi. Chính vì vậy, trong thời gian tới bệnh viện cần chú trọng hơn nữa đến công tác đánh giá và khen thưởng viên chức, để khen thưởng thực sự là một biện pháp góp phần khuyến khích tới động lực làm việc của các cá nhân.

Căn cứ vào những quy định của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ do đơn vị đã xây dựng cho cán bộ viên chức, Bệnh viện Phổi Trung ương đã ban hành “Quy chế thi đua, khen thưởng bệnh viện”.

Như vậy, công tác khen thưởng tại bệnh viện về mặt chính sách đã được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm, thực hiện theo đúng chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác khen thưởng để tạo động lực làm việc cho viên chức y tế tại bệnh viện vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế.

2.3.3. Tạo động lực thông qua công tác bố trí, sử dụng

Công tác bố trí, sử dụng chính là công việc của ban lãnh đạo bệnh viện chính là những chủ thể quản lý trong bệnh viện. Công tác bố trí, sử dụng viên chức nếu như thực hiện tốt sẽ tạo ra những vị trí phù hợp, có sự tôn trọng nhất định từ phía các viên chức y tế trong cơ quan, để sao cho việc bố trí, sử dụng phải công bằng.

Bảng 2.9. Câu hỏi về công tác bố trí, sử dụng

STT Nội dung câu hỏi Rất phù

hợp

Phù hợp

Không phù hợp

1 Anh/chị cho rằng cách thức bố trí công

việc của bệnh viện có phù hợp không? 20% 60% 20%

2

Vị trí công việc của anh/chị có làm công việc phù hợp với trình độ chuyên

môn không?

23,6% 64,3% 12,1%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018)

Thông qua bảng hỏi đã thu được kết quả là gần 80% viên chức thấy công việc họ đảm nhận phù hợp với trình độ chuyên môn, như vậy có thể thấy công tác bố trí và sắp xếp nhân sự tại bệnh viện rất hợp lý và phù hợp với từng cá nhân.

Tuy nhiên, vẫn còn số ít viên chức cho rằng công việc nhàm chán do họ phải đảm nhận những công việc có tính lặp đi lặp lại, không có sự mở rộng cơ hội thể hiện bản thân mình. Do vậy, lãnh đạo bệnh viện cần có sự đổi mới trong công tác quản lý nhân sự, luân phiên nhân sự ở một số vị trí để giảm bớt sự nhàm chán, đồng thời nâng cao năng lực của viên chức bởi đây là cơ hội cho họ được giao lưu và tiếp xúc giữa các môi trường mới.

2.3.4. Tạo động lực bằng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Bệnh viện Phổi Trung ương luôn chú trọng tới việc nâng cao năng lực của viên chức, luôn coi trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đặc biệt. Đơn vị luôn tạo điều kiện để viên chức được tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc.

Tại bệnh viện, chi phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn được thực hiện như sau: Thực hiện theo quy định tại thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010

của Bộ tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Căn cứ nhu cầu và định hướng phát triển kỹ thuật của bệnh viện, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến tập huấn, đào tạo thường xuyên, kinh phí phát triển kỹ thuật, chuyên môn của đơn vị.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong quy chế “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức” do bệnh viện xây dựng. Quy chế này được triển khai hàng năm tới toàn bộ các khoa, phòng để người lao động, cán bộ, viên chức có thể nắm chắc về các quy định đào tạo của cơ quan. Qua khảo sát mức độ hài lòng của viên chức với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị bằng cách trả lời câu hỏi “Anh/ chị có hài lòng với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị không?” đã thu được kết quả như sau: có 19,3% viên chức đánh giá là rất hài lòng, tỷ lệ hài lòng là 63,2% và còn lại 17,5% không thấy hài lòng. Như vậy, công tác đào tạo được mọi người tại đơn vị rất hưởng ứng, họ cho rằng sau khi được đào tạo sẽ giúp ích rất nhiều cho họ trong quá trình thực hiện công việc, thu hút được nhiều người tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)