Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 106 - 107)

Thứ nhất, bệnh viện cần xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tránh trường hợp đào tạo lệch hướng, không sát với nhu cầu thực tế và gây ra lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Có thể chia thành hai loại nhu cầu: nhu cầu của cán bộ quản lý và nhu cầu của nhân viên y tế. Xác định nhu cầu đào tạo phải căn cứ trình độ chuyên môn, căn cứ nhu cầu công việc, căn cứ nhu cầu của người lao động, bệnh viện cần tổng hợp và phân loại theo mức độ đào tạo như đào tạo chuyên sâu (đào tạo nâng cao) hay đào tạo cơ bản (đào tạo mới) cho nhân viên.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu, định hướng của Bệnh viện; công tác đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu thực tế đồng thời cũng phải tính đến hiệu quả sau đào tạo, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu định hướng hay quá khắt khe, kìm hãm sự phát triển của viên chức, không tạo được động lực làm việc. Cần chú ý tới các đối tượng viên chức có trình độ dưới đại học ở một số phòng ban để khuyến khích, tạo điều kiện cho họ đi học nâng cao trình độ.

Thứ ba, cần phải tăng cường số lượng và chương trình đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng quản lý thời gian,

Thứ tư, mục tiêu học tập đưa ra phải phù hợp với nhu cầu đào tạo, phải mang tính khả thi, có tác dụng nâng cao năng lực của viên chức tế, đồng thời tạo được các cơ hội trong phát triển sự nghiệp.

Thứ tư, khi đưa chương trình vào đào tạo, cần xây dựng được các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả đào tạo. Cần được lựa chọn dựa trên những quy định cụ thể đảm bảo đào tạo đúng người đúng thời điểm, tránh lãng phí.

Thứ năm, trước khi đào tạo cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng, đào tạo viên chức phải phù hợp với tình hình hoạt động của bệnh viện và kế hoạch nhân lực của bệnh viện. Đào tạo viên chức phải đúng yêu cầu vị trí việc làm, tránh đào tạo những kiến thức không cần thiết. Phải phù hợp về tuổi, giới tính, trình độ, kỹ năng, tính cách, phẩm chất đạo đức. Những đối tượng chưa đáp ứng được nhu cầu bắt buộc phải đi đào tạo. Xem xét nhu cầu, nguyện vọng cá nhân của viên chức được đi đào tạo.

Thứ sáu, bất cứ viên chức nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong mọi tổ chức, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Cơ hội thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho viên chức, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân viên chức giỏi.

Thứ bảy, đối với hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao cần chú trọng bồi dưỡng các nghiệp vụ mà viên chức khối phòng ban còn yếu như kỹ năng tin học, bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn liên quan trực tiếp đến công việc, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, vận dụng sáng kiến cải tiến trong thực hiện công việc.

Bệnh viện cần có thêm các chế tài cụ thể đối với những viên chức không học tập nâng cao trình độ, tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn để đáp ứng yêu cầu công việc như việc cắt giảm một phần thu nhập tăng thêm, xếp vào không hoàn thành nhiệm vụ được giao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)