Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 115 - 138)

3.3.1. Đối với Bộ Y tế

Bộ Y tế cần tăng chỉ tiêu biên chế nhân lực cho Bệnh viện theo đúng quy định Thông tư 08 tạo tâm lý ổn định và nhân viên y tế yên tâm công tác. Tăng số lượng cũng như chất lượng viên chức.

Xem xét nâng cấp quy mô giường bệnh từ 800 giường lên 1.000 giường nhằm giải quyết quá tải Bệnh viện.

Bệnh viện cần tiếp nhận viên chức y tế có trình độ, năng lực nhưng đảm bảo cân đối trong cơ cấu bộ phận theo Thông tư liên tịch 08. Đặc biệt bố trí công việc phù hợp với trình độ, kiến thức và khả năng của viên chức đồng thời tăng tính hấp dẫn cho Bệnh viện để thu hút nguồn nhân lực.

Có chế độ đãi ngộ đối với những viên chức làm việc lâu năm và có kinh nghiệm; Nâng cao năng lực của Bệnh viện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị nghiệp vụ đạo đức cho đội ngũ viên chức y tế. Ưu tiên các viên chức y tếcó năng lực thuộc diện quy hoạch để tiến tới xây dựng được đội ngũ viên chức trong tương lai có đủ phẩm chất, năng lực trình độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng kế hoạch trình Bộ Y tế trong việc bổ sung các hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu nhằm tăng quỹ phúc lợi cho Bệnh viện từ đó tăng thu nhập cho nhân viên. Mặt khác, Bệnh viện phải thực hiện và vận dụng có hiệu quả Nghị định 43/CP để từ đó nâng cao mức thu nhập giúp cho viên chức y tế yên tâm công tác.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 đã đề cập đến những giải pháp cụ thể để tạo động lực làm việc cho viên chức Bệnh viện Phổi Trung ương, trên cơ sở đó có những đề xuất, kiến nghị để nâng cao công tác động lực làm việc cho viên chức.

Tạo động lực làm việc cho viên chức y tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương là một yêu cầu mang tính cấp thiết đối với bệnh viện trong thời đại hiện nay. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện cần quan tâm và ưu tiên đến yếu tố con người - đây là nhân tố chính góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của bệnh viện.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực trạng động lực làm việc cho viên chức y tế tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

1. Tạo động lực làm việc là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của cơ quan, doanh nghiệp, được nghiên cứu bởi nhiều học giả trên thế giới. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu có thể đưa ra khái niệm: Tạo động lực làm việc là quá trình cơ quan, tổ chức áp dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần nhằm khơi dậy, thôi thúc, động người lao động tự nguyện, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất, từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Động lực làm việc của viên chức ngành y tế nói riêng là động lực làm việc mang tính đặc thù bởi vì viên chức ngành y tế ngoài việc tham gia lao động thì phải có trách nhiệm đối với sức khỏe con người và phải chịu sức ép lớn từ phía dư luận và xã hội. Chính vì vậy, viên chức y tế ngoài chịu tác động của các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội, bản thân viên chức và yếu tố tài chính thì còn chịu tác động lớn của hệ thống chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, các chế độ chính sách của tổ chức, năng lực lãnh đạo, quản lý của tổ chức, đặc điểm nghề nghiệp, vị trí của nghề y trong xã hội.

2. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Phổi Trung ương có thể thấy tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện công tác tạo động lực làm việc như sau: lãnh đạo bệnh viện đã quan tâm đến chế độ tiền, phụ cấp, phúc lợi và khen thưởng của bệnh viện; công tác bố trí, sử dụng viên chức cũng tương đối hợp lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã đạt được nhiều kết quả; công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển viên chức tương đối phù hợp;

điều kiện, môi trường làm việc và văn hóa tổ chức đã đảm bảo đầy đủ điều kiện cho viên chức làm việc; lãnh đạo bệnh viện với tư duy mở, có nhiều định hướng phát triển và tạo điều kiện cho viên chức. Bên cạnh đó, thông qua khảo sát đánh giá vẫn còn một số bất cập trong các công tác tạo động lực làm việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân như từ điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chung của cả nước có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách cho viên chức. Hội nhập và gặp phải sự cạnh tranh của nhiều yếu tố từ hội nhập; từ những chính sách của cơ quan nhà nước trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp cho viên chức bệnh viện; công tác bố trí, sử dụng viên chức vẫn còn phần nhỏ chưa phù hợp

Bên cạnh những ưu điểm, việc tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Phổi Trung ương còn một số hạn chế như sau: Tinh thần làm việc của viên chức chưa cao, năng suất làm việc còn hạn chế, viên chức chưa thực sự phát huy hết khả năng cá nhân để cống hiến cho công việc; tinh thần làm việc của một bộ phận viên chức y tế chưa chủ động; cách thức áp dụng chế độ chính sách của tổ chức, yếu tố lãnh đạo và quản lý của ban lãnh đạo bệnh viện, đặc điểm nghề nghiệp, vị trí nghề y trong xã hội cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức.

3. Chương 3 tác giả đã chỉ ra định hướng tạo động lực làm việc cho viên chức y tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương và kiến nghị một số giải anhư sau:

- Về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi như cần ban hành quy chế, quy định, phương án trả lương, trả thưởng trên cơ sở đảm bảo hoàn thành công việc, ngày công và đảm bảo kỷ luật lao động thực tế, có tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc và đánh giá việc trả lương dựa trên kết quả hoàn thành công việc để tính lương và thu nhập tăng thêm tạo điều kiện cho

viên chức y tế của Bệnh viện.

- Cần đổi mới công tác đánh giá viên chức dựa trên mức độ hài lòng của bệnh nhân và xóa bỏ tình trạng cào bằng trong đánh giá viên chức y tế. Xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng chức danh, người đánh giá viên chức y tế phải khách quan, công tâm, đa dạng, linh hoạt để có thể tìm ra kết quả chính xác cho việc làm của viên chức y tế

- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng mang tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với công việc, theo kế hoạch rõ ràng, minh bạch, đào tạo hướng đến cả đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng tin học

- Sắp xếp vị trí nhân sự, thời gian làm việc phù hợp được thể hiện trong việc sửa đổi chính sách của bệnh viện, phân công bố trí viên chức phải phù hợp với trình độ, chuyên môn, thời gian nghỉ ngơi phải hợp lý

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản lý bệnh viện phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là nâng cao tư duy của nhà quản lý, đổi mới phong cách lãnh đạo của lãnh đạo bệnh viện .

Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp khác như kiến nghị thay đổi đối với hệ thống chính sách của các cơ quan nhà nước, đổi mới cách thức áp dụng chế độ chích sách của bệnh viện, nâng cao nhận thức của viên chức y tế và tạo điều kiện làm việc bằng cơ sở vật chất cho viên chức y tế, tạo cơ hội thăng tiến, xây dựng văn hóa công sở trong bệnh viện. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về y tế như Bộ y tế, bệnh viện để thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức y tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2006), Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

2. Chính phủ (2011), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011.

3. Chính phủ (2012), Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011.

4. Chính phủ (2012), Quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011.

5. Chính phủ (2012), về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, nghị định số 41/2012/NĐ-CP.

6. Ngô Hảo Anh (2016), “Một số yếu tố tạo động lực làm việc cho giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí lý luận chính trị.

7. Ngô Thị Kim Dung (2012), “Một số biện pháp tạo động lực cho cán bộ công chức cấp cơ sở trong quá trình thực thi công vụ”, Tạp chí Quản lý nhà nước

8. ThS Cảnh Chí Dũng (2012), “Mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập” Tạp chí Cộng sản ngày 15/8/2012, Trường đại học kinh tế Đại học quốc gia, Hà Nội

9. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội 10. Nguyễn Việt Đức (2012), Động lực làm việc của công chức các cơ quan

hành chính nhà nước huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

nhân lực, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Lê Thanh Hà (2009), Quản trị nhân lực, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ

chức hành chính Nhà nước, Nxb. Lao động, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước, Luận án tiến sĩ hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Thùy Linh (2016), Tạo động lực làm việc cho viên chức Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội

16. Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014), “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam”.

17. Lê Đình Lý (2012), Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã - nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội 18. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng

19. Nguyễn Thị Thu Phương (2016), Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội

20. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội

21. Trần Phương Thảo (2014), Động lực làm việc của công chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, Hải Phòng,

luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội 22. Võ Văn Tài (2010), Mô tả thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố

liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

23. Bùi Anh Tuấn (2009), Hành vi tổ chức, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

24. Lê Quang Trí (2013), Mô tả thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp

25. Trang web: https://bvptw.org/

Tiếng anh

26. Einar M. Skaalvik 2011, Teach job satisfaction and motivation to leave the taching profession: Relations with school context, feeling of belonging, and emotional exhaustion.

27. Greenberg, Jerald, & Baron, Robert A. (2003) “Behavior: An Inventory of Scientific Findings (New York: Harcour Brace Joveabbovich, 1964, p 239)

28. Guay, Fetal, (2010) Intrinsic, identified, and controlled types of motivation for school subjects in young elementary school children. British Journal of Educational Psychology, 80 (4), 711-735

29. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), sách “Quản lý nguồn nhân lực”, Nxb. chính trị Quốc gia

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐỘNG LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

Nhằm góp phần hoàn thiện công tác tạo động lực cho viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương xin Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Những thông tin cá nhân Anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật.

Kết quả của phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát

(Anh/chị vui lòng đánh dấu vào lựa chọn phù hợp)

1 Giới tính 1. Nam 2. Nữ

2 Độ tuổi 1.  <= 30tuổi 2. 31 – 40 tuổi

3. 41 - 50 tuổi 4. >= 51 tuổi

3 Loại hợp đồng 1. Hợp đồng 1 năm 2. Hợp đồng không thời hạn

4 Trình độ chuyên môn 1. PGS 2. Tiến sĩ, BSCKII

3. Thạc sĩ, BSCKI 4. Bác sĩ 5 Chức vụ quản lý 1. Viên chức giữ

chức vụ quản lý

2. Viên chức chuyên môn

Phần II: Dấu hiệu cơ bản của động lực làm việc

Để đo lường động lực làm việc của viên chức tại Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng tôi xin đưa ra một số câu hỏi khảo sát. Xin Anh/chị lựa chọn mức độ trả lời đúng nhất với cảm nhận của Anh/chị bằng cách (Anh/chịvui lòng đánh dấu hoặc khoanh tròn vào lựa chọn phù hợp): Mức độ đánh giá được xác định như sau: 1: Rất hài lòng; 2: Hài lòng; 3: Không hài lòng; 4:

Không có ý kiến.

1. Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện nay của các anh chị?

TT Nội dung Trả lời

1 Gắn bó với vị trí làm việc khi lâu dài 2 Chuyển công tác khi có cơ hội

3 Thời gian làm việc của anh chị trên 8 giờ

2. Thời gian làm việc của anh chị như thế nào?

TT Nội dung Mức độ

1 Thời gian làm việc của anh chị dưới 8 giờ? 1 2 3 4 5 2 Thời gian làm việc của anh chị là 8 giờ? 1 2 3 4 5

3 Thời gian làm việc của anh chị trên 8 giờ 1 2 3 4 5

3. Anh chị nhận thấy mức độ thời gian làm việc của mình như thế nào?

TT Nội dung Mức độ

1 Thời gian làm việc của anh chị quá ít? 1 2 3 4 5

2 Thời gian làm việc của anh chị vừa phải? 1 2 3 4 5

3 Thời gian làm việc của anh chị quá tải? 1 2 3 4 5

4. Anh/chị đánh giá khối lượng công việc hiện tại như thế nào?

 Quá tải  Vừa phải  Ít

5. Anh chị đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình như thế nào?

 Hoàn thành xuất sắc

6. Tinh thần, thái độ của anh/chị khi nhận được giao nhiệm vụ phức tạp như thế nào?

 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ  Cân nhắc khi nhận nhiệm vụ

 Từ chối nhận nhiệm vụ

Phần III. Công tác tạo động lực làm việc

7. Anh/chị nhận xét như thế nào về tiền lương và chế độ phúc lợi, phụ cấp tại Bệnh viện?

TT Nội dung Mức độ

1 Anh/chị có hài lòng với mức tiền lương hiện

nay không? 1 2 3 4 5

2 Tiền lương đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 115 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)