Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề

Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành như một tất yếu khách quan. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó. Một cách chung nhất, quản lý có thể được hiểu là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.

Quản lý vừa là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý học, xã hội học,... vừa là một “nghệ thuật". Do vậy các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linh hoạt tổ chức, điều

khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định, tránh được tình trạng rối ren và bất ổn định của tổ chức, đồng thời có thể kích thích và phát huy được năng lực của mọi thành viên trong tổ chức. Có nhiều dạng quản lý của nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước là một dạng quản lý có ý nghĩa quan trọng nhất. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối...để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước, ý chí Nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao.

Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề là một dạng quản lý do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến đào tạo nghề như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động của các cơ sở doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý...nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động dạy nghề, thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế; đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)