- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành
3.3.9. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về đào tạo nghề
Hợp tác quốc tế về dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật giáo dục.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc gia và phấn đấu vươn tầm khu vực, đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, đặc biệt trong các ngành trọng điểm các nghề mới hiện đại đạt trình độ của các nước tiên tiến,. Tăng cường công nhận tương đương bằng cấp giữa Việt Nam và các nước. Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng. Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến với chất lương cao, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
Thực hiện hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực theo các hướng chủ yếu sau:
- Hợp tác đào tạo nhân lực chung: Tăng cường gửi người trong tỉnh đi đào tạo ở nước ngoài (bằng nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích du học tự túc, khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài và tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế) gắn với nâng cao hiệu quả và định hướng ngành nghề (tập trung vào những ngành nghề mới, hiện đại và ngành nghề trong nước chưa đào tạo được và có đào tạo nhưng chất lượng còn thấp). Đồng thời, chú trọng mở rộng đào tạo ở trong tỉnh bằng các nguồn lực ở nước ngoài (vốn, công nghệ, đội ngũ giảng viên …) để nhanh chóng đào tạo các nhóm nhân lực đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi phát triển KT – XH của tỉnh - Hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên gia quản lý: Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý hành chính công, quản trị doanh nghiệp, kiểm toán …đối với cán bộ làm công tác quản lý nghề trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hành chính nhà nước và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ công thức quản lý đào tạo nghề.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; đã đào tạo và tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động người dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống của người dân, dần dần từng bước xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, trình độ lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn vẫn còn thấp, vì vậy vấn đề đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động dân tộc thiểu số, tạo việc làm cho họ đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Để triển khai thực hiện công tác đào tạo lao động người dân tộc thiểu số, trước mắt hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động người dân tộc thiểu số có nghề, có việc làm ổn định. Chỉ khi nào người dân tộc thiểu số có được một trình độ học vấn, trình độ dân trí cao thì khi đó họ mới có đủ điều kiện vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và góp phần vào sự nghiệp chung của tỉnh. Với các đặc điểm của tỉnh, chúng ta cũng nên hiểu rằng để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải đào tạo được đội ngũ lao động người dân tộc thiểu số đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có việc làm ổn định.
Tạo nguồn lực người dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vì thế cần có sự quan tâm đặc biệt, tạo sự công bằng, bình đẳng, tạo cơ hội, điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiếp cận với tri thức khoa học, nâng cao trình độ, làm chủ bản thân, làm chủ buôn làng, phum sóc, làm chủ đất nước.
Những vấn đề đặt ra trong đề tài này là rất rộng, trong đó một phần nhờ vào kết quả tiếp thu bài giảng của Thầy, Cô giáo, từ những tư liệu tham khảo như sách, báo, các Nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; thông tin, báo cáo của các sở ngành có liên quan, và dựa vào thực tế công tác của bản thân, đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Nguyễn Thị Hường trong suốt thời gian qua. Những kết luận rút ra từ đề tài hy vọng sẽ góp phần tạo thêm giải pháp đào tạo cho lao động người dân tộc thiểu số, giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Do trình độ, kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.