dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm. Trường lớp học được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; tỷ lệ huy động học
sinh dân tộc thiểu số đến trường năm sau cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm học 2014-2015 đã huy động trẻ từ 6-14 tuổi đạt 96,03%. Chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú không ngừng được nâng lên. Số lượng học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong, ngoài tỉnh ngày càng nhiều; trong năm học 2014-2015 có 1.155 em (trong đó đại học 85 em, cao đẳng 702 em, Trung cấp 246 em). Thực hiện tốt các chính sách cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ, từ năm 2010 đến nay đã cử tuyển được 390 em (đại học 192 em, trung cấp 198 em). Số sinh viên tốt nghiệp theo hệ cử tuyển cơ bản đã được bố trí việc làm (hiện còn 92 trường họp đang sắp xếp bố trí).
Quan tâm chỉ đạo việc dạy và học tiếng nói chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay toàn tỉnh có 24 trường cấp tiểu học dạy chữ Khmer, với 138 lớp có 3.133 học sinh và 02 trường dạy chữ Hoa với 09 lớp có 239 học sinh…Trong dịp hè các chùa Phật giáo Nam Tông tổ chức dạy chữ Khmer, bình quân hằng năm có trên 250 lớp, với trên 7.000 học sinh, sư sãi, nhân dân theo học; tỉnh xuất ngân sách để hổ trợ mua sách giáo khoa, bàn ghế, bồi dưỡng giáo viên đứng lớp… với kinh phí 5 năm qua là 2 tỷ 444 triệu đồng. Ngoài ra các Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện từ năm 2010 đến nay đã mở 09 lớp dạy tiếng Khmer, Hoa cho trên 250 cán bộ, nhân dân có nhu cầu học tập. Song song đó tỉnh còn triển khai khá tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số theo các quy định của Chính phủ.