- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành
3.3.3. Đánh giá, dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch và nghiên cứu về đào tạo nghề gắn với thực tiễn ở tỉnh Kiên Giang
đào tạo nghề gắn với thực tiễn ở tỉnh Kiên Giang
Năng lực dự báo thị trường lao động trong tỉnh thời gian qua được nâng cao, các kết quả dự báo thị trường lao động đã được sử dụng rộng rãi, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển KT – XH trong tỉnh, song công tác đánh giá, dự báo về nhu cầu nhân lực hiện tại vẫn còn rất yếu do chưa có cơ quan chuyên môn độc lập thực hiện nhiệm vụ này mà chủ yếu do các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề, các khu công nghiệp…dự báo trên cơ sở các tiêu chí của tổ chức mình, các thông tin dự báo còn thiếu nghiêm trọng
các dự báo cụ thể về nhu cầu nguồn nhân lực theo số lượng, ngành nghề, trình độ, kỹ năng chưa có phương pháp dự báo thống nhất, khoa học về tình hình cũng như nhu cầu lao động trong trong tương lai. Điều này gây khó khăn cho công tác sắp xếp, quy hoạch và phát triển các cơ sở dạy nghề cũng như việc phân bổ các nguồn lực trong từng giai đoạn nhất định, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
Do đó, trong thời gian tới cần thành lập một cơ quan chuyên trách có đầy đủ các công cụ, phương tiện cũng như các chuyên gia giỏi làm công tác dự báo, điều này giúp công tác đánh giá, dự báo được chính xác hiệu quả hơn, làm cơ sở để ra các quyết sách phù hợp. Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác dự báo; phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong thực hiện phân tích, xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, cũng cần thành lập mạng thông tin quản lý nguồn nhân lực tổng hợp về thị trường lao động trong tỉnh, gồm hệ thống thông tin về giáo dục đào tạo, hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển đào tạo nghề, tăng đầu tư phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh.
Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề của tỉnh, thời kỳ 2015-2020. Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề của tỉnh phải thể hiện yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH – HĐH của tỉnh cũng như của cả nước.