- Các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số đi học và đào tạo:
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Do tỉnh Kiên Giang cũng giống như các tỉnh trong cả nước còn chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh để lại, kinh tế chưa phát triển mạnh so với các tỉnh bạn, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Trong một thời gian dài, kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng chủ yếu và phổ biến tại các huyện trong tỉnh. Do đó việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc cơ cấu lao động người DTTS.
- Tổng ngân sách đầu tư cho giáo dục nói chung và cho dạy nghề nói riêng vẫn còn ở mức thấp và chưa tương xứng. Chính sách chi trả lương cho
thầy cô giáo dạy nghề còn thấp, dưới mức sống, mà nguyên nhân là do nguồn ngân sách chi trả lương còn quá hẹp…dẫn đến GV dạy nghề không thể sống được bằng nghề và phải tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng mọi cách như dạy thêm, làm thêm…và cái giá phải trả đó là chất lượng giáo dục bị hy sinh. - Mặt bằng dân trí nói chung còn thấp, người dân còn chưa thực sự mặn mà với các chương trình, dự án đào tạo nghề của Chính phủ nên việc tham gia hưởng ứng chưa nhiệt tình.
- Những khó khăn về hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông vận tải, mặt bằng dân trí…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khả năng của người dân trong việc tiếp cận các chính sách của nhà nước cũng như khả năng triển khai các chính sách xuống từng hộ dân tại các vùng miền núi, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Chƣơng 3