Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 50)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.4.1.2. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Nam Định

Năm 2010, năm đầu triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Đề án đề ra những mục tiêu cụ thể tiếp tục dạy nghề cho khoảng 400 nghìn lao động nông thôn. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này ít nhất đạt 80%...

Để thực hiện tốt công tác điều tra phục vụ xây dựng đề án, ngoài việc giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức các hội nghị quán triệt nội dung của Quyết định, tập huấn cán bộ và triển khai khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Nam Định còn ra quyết định ban hành đề án dạy nghề cho nông dân trong tỉnh đến năm 2020, với mục tiêu cụ thể là phải đào tạo nghề cho 364.500 người. Trong đó, số người được đào tạo nghề ở khu vực nông thôn là hơn 310 nghìn người. Số lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, người tàn tật được hỗ trợ đào tạo nghề là khoảng 153 nghìn người. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề lũy kế đạt 60% vào năm 2020. Qua điều tra, số người có nhu cầu học nghề của tỉnh Nam Định là hơn 10 nghìn người, trong đó học nghề thường xuyên dưới ba tháng là 48 nghìn 973 người, sơ cấp nghề là 50.655 người, trung cấp nghề là 7.160 người, cao đẳng nghề là 1.363 người. Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 62.720 người, trong đó cao nhất là nhóm ngành công nghiệp với 32.640 người. Song song với việc triển khai điều tra về nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp và thực trạng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, tỉnh Nam Định đã cụ thể hóa các mô hình dạy nghề thí điểm như: tại huyện Giao Thủy, tổ chức mô hình gắn sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề thủ công. Tại xã Yên Phúc, huyện Ý Yên, tổ chức mô hình trồng cây cảnh. Tại xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc tổ chức mô hình nuôi trồng thủy sản. Khu công nghiệp An Xá thực hiện mô hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp sản xuất, được Trường cao đẳng Nghề Nam Định tổ chức tại Công ty TNHH Thắng Lợi.

Kết hợp nhà trường và doanh nghiệp: Thành lập năm 1993, ngành nghề chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thắng Lợi là đúc thép chịu nhiệt, thép chịu va đập và mài mòn, thép chế tạo, gang đúc và gang cầu... Trải qua quá trình phát triển với phương châm xuyên suốt là coi trọng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để làm ra những sản phẩm có chất lượng, uy tín trong nước và nước ngoài, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thắng Lợi đã được Trường cao đẳng Nghề Nam Định chọn làm đối tác để thực hiện dự án đào tạo nghề có chất lượng cao.

Giám đốc Công ty Phùng Đình Thông tâm sự: Đất nước chúng ta đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn trở thành một nước công nghiệp, thì phải có con người công nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bởi theo tôi biết hiện nay hầu hết số nông dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi bị thu hồi đất chưa từng được học một nghề nào ngoài việc làm nông nghiệp thuần túy. Để giúp 35 học viên học nghề đầu tiên đến với công ty, ngoài số tiền trợ cấp của dự án, ông Thông còn tạo điều kiện cho các học viên học bằng cách không thu tiền điện, nước, bố trí nơi học gắn với nơi thực hành. Về phía nhà trường, với phương châm "cầm tay chỉ việc", "học đi đôi với hành", các thầy giáo, cô giáo luôn nhiệt tình với công việc và căn cứ vào trình độ của từng học viên để truyền đạt làm sao cho dễ hiểu nhất, thực hành chính xác nhất để khi tốt nghiệp các học viên có tay nghề vững vàng.

Trong khuôn viên của công ty, một bên là "giảng đường" với những dãy bàn ghế kê thẳng hàng, cùng đó là những học viên trong bộ đồng phục xanh công nhân chăm chỉ nghe giáo viên hướng dẫn về lý thuyết các chi tiết của một mối hàn. Kế bên là xưởng, nơi để các học viên thực hành ngay sau khi đã nắm vững lý thuyết. Sau những ánh lửa lóe lên từ mối hàn, là những lời góp ý, nhận xét của các giáo viên và các bạn trong lớp. Trao đổi ý kiến với

chúng tôi, các bạn Lương Quang Huy và Trần Cao Khải, đều 27 tuổi, đến từ xã Yên Tân, huyện Ý Yên và xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản cho biết: Trước khi vào đây, chúng em cũng đã đi làm ở một vài nơi, kể cả làm phụ hồ, nhưng công việc nặng nhọc, tiền lương chẳng kiếm được là bao mà không có tay nghề ổn định. Từ khi nhà trường và công ty liên kết mở lớp đào tạo nghề, chúng em nộp đơn thi tuyển. Đến nay, sau hơn một tuần vừa học, vừa thực hành ngay tại chỗ, chúng em đã có thể hàn được những mối hàn cơ bản một cách thuần thục. Hy vọng, sau ba tháng học nghề theo mô hình "học đi đôi với hành", chúng em sẽ trở thành những người thợ có tay nghề vững đáp ứng được yêu cầu của công ty cũng như các doanh nghiệp trong nước, hoặc liên doanh với nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)