Giới thiệu về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 1 Đặc điểm tự nhiên và dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 54 - 55)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1. Giới thiệu về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 1 Đặc điểm tự nhiên và dân số

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 6.346 km2, có đường biên giới bộ dài hơn 56,8 km giáp với tỉnh Cam Pốt và Tà Keo–Campuchia; bờ biển dài gần 200 km, có vùng biển rộng trên 60.000 km2, với hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ (45 đảo có dân), trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích tự nhiên 567 km2. Toàn tỉnh có 15 huyện, thị xã, thành phố (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố), 145 xã, phường, thị trấn; vào năm 2010 tỉnh có 53 đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trong đó có 28 xã thuộc diện Chương trình 135 giai đoạn II; đến nay còn 26 đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, 09 xã và 11 ấp thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Dân số toàn tỉnh có trên 1.762.200 người, có 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, tuy nhiên chỉ có 03 dân tộc có dân số đông là Kinh, Khmer và người Hoa. Đồng bào các dân tộc thiểu số có 265.125 người chiếm 15,04 % so với dân số toàn tỉnh. (dân tộc Khmer có 232.613 người chiếm 13,2%; người Hoa có 31.370 người chiếm 1,78%; các dân tộc thiểu số khác có 1.142 người, chiếm 0,064%). Đồng bào các dân tộc thiểu sống xen kẽ với người Kinh trên địa bàn toàn tỉnh.

Đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, đại bộ phận cư trú ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; điều kiện về kinh tế - xã hội còn thấp, đời sống một bộ phận còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao so với cộng đồng. Người Hoa sống tập trung ở các trung tâm thành phố, thị

xã, thị trấn và ven sông Cái Lớn, Cái Bé, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đời sống khá cao, tỷ lệ hộ nghèo còn không đáng kể. Các dân tộc thiểu số khác chủ yếu là cán bộ, công chức từ các vùng miền của tổ quốc đến Kiên Giang công tác và sinh sống tại đây, đời sống tương đối ổn định, chỉ có một số ít hộ người Chăm sống bằng nghề làm ruộng và buôn bán nhỏ đời sống còn khó khăn.

Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có truyền thống đoàn kết, gần gũi, gắn bó với nhau qua các thời kỳ cách mạng. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia cách mạng, có công nuôi chứa, chở che cho cán bộ cách mạng, chịu nhiều hy sinh mất mát để góp phần giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được đặc biệt quan tâm. Ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được ổn định. Từ đó, đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng đồng bào người Kinh đóng góp công sức vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)