- Trường trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang: Trường trung cấp nghề dân tộc Kiên Giang được thành lập và hoạt động nhằm mục đích
2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chƣơng trình, đề án đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
nghề trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức thực hiện các đề án đào tạo nghề:
Xác định được vấn đề đồng bào dân tộc thiểu số là những người sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vì vậy đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kiên Giang bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Thông qua thí điểm các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt sản phẩm làm ra từ các mô hình sản xuất đã được thị trường chấp nhận mang lại giá trị thương phẩm và hiệu qủa kinh tế cao qua đó góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động sau đào tạo, nâng cao đời sống và thu nhập.
Để đề án đào tạo nghề mang lại hiệu quả thiết thực, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đồng bộ 03 nhóm chính sách: Chính sách đối với người học, chính sách đối với giáo viên và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề, đồng thời thực hiện 05 nhóm giải pháp đó là tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức với 60% trở lên lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số nắm được chủ trương dạy nghề, đẩy mạnh phân luồng nhằm giúp các em học sinh phổ thông định hướng và lựa chọn ngành nghề học phù hợp; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của
các trường cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; các trung tâm thuộc tổ chức đoàn thể và các cơ sở dạy nghề ngòai công lập tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và người dân tộc thiểu số; Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề, kỹ năng dạy nghề nông thôn, xây dựng chương trình, thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên, nhằm huy động các nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề nông thôn.
Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm nông-lâm-ngư nghiệp. Tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tộc thiểu số tham gia học các nghề phi nông nghiệp như cơ khí, sữa chữa xe máy, cắt uốn tóc, ... góp phần giảm tỷ trọng học nghề thuộc ngành nông – lâm - thủy sản xuống 70%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên 22,2%, ngành thương mại-dịch vụ 7,8%. Qua thực hiện, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo cho 66 nghề, tổ chức ký kết hợp đồng đào tạo theo hình thức 3 nhà: Nhà nước, nhà trường, và nhà doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt khoảng 12%.