c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.5.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
Nhà nước ban hành và thực thi một hệ thống các văn bản pháp luật về dạy nghề;
Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động dạy nghề ở các hình thức đào tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dạy nghề ở nước ta trong thời kỳ mới. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về dạy nghề đều phải dựa vào cơ sở pháp lý là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
Theo điều Điều 83 – Luật Dạy nghề 2006, nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề:[19]
-Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề:
Xây dựng và tổ thức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề được coi là nhiệm vụ mang tính chất vĩ mô, xuyên suốt quá trình phát triển đất nước. Bởi lẽ, sự nghiệp đào tạo nghề, nâng cao
chất lượng NNL không phải chỉ thực hiện trong một thời kỳ phát triển nào mà nó phải đồng hành cùng sự phát triển chung của đất nước, thực hiện theo chiến lược phát triển đất nước qua từng thời kỳ nhất định. Do đó, cần phải có một chiến lược, kế hoạch lâu dài trong đào tạo nghề và tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, kịp thời đưa các chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội.
-Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề:
Hoạt động đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng NNL. Tuy nhiên, một thời gian dài hoạt động này gần như chỉ phát triển tự phát, cục bộ trong từng địa phương nhỏ lẻ. Các địa phương tự tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc theo phong trào, chính vì vậy hiệu quả mang lại không cao. Do đó, nhiệm vụ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Luật Dạy nghề được ban hành năm 2006 đã bước đầu đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng.
-Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề:
Trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề, nhà nước cần tập trung thống nhất quản lý về mục tiêu, nội dung, chất lượng chương trình dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu
chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề…nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo nghề được thực hiện trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu quy chuẩn dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo theo yêu cầu.
-Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề:
Kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề là một nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề của các cấp quản lý nhà nước. Thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề giúp nhà nước quản lý được chất lượng dạy nghề tại các cơ sở tham gia đào tạo nghề, tránh tình trạng người lao động dù đã qua đào tạo nghề nhưng khi ra trường vào thực tế công việc lại không làm được việc, phải tiến hành đào tạo lại gây lãng phí cho nhà nước và người sử dụng lao động. Từ đó có thể kịp thời chấn chỉnh các cơ sở giáo dục đào tạo nghề không đạt tiêu chuẩn, từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề.
-Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề:
Thống kê và thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề giúp nhà nước, các cơ quan quản lý và toàn xã hội có cái nhìn tổng quát về thực trạng tình hình đào tạo nghề, cung cấp các số liệu, các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách của nhà nước, đánh giá năng lực của các tổ chức tham gia đào tạo…từ đó có các chính sách, biện pháp phù hợp.
-Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề:
Để hoạt động dạy nghề có hiệu quả cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề. Bộ máy quản lý dạy nghề thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đảm bảo
phối hợp hoạt động nhịp nhàng, thông suốt trong quá trình quản lý nhà nước về đào tạo nghề của các cơ quan quản lý nhà nước.
-Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
Trong công tác dạy nghề thì đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đóng vai trò rất quan trọng, là người trực tiếp truyền đạt các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho người học. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề.
-Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề:
Nguồn lực huy động vào phát triển dạy nghề bao gồm các nguồn lực của nhà nước, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong xã hội và sự tham gia hợp tác của các tổ chức quốc tế vào hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, để có thể huy động các nguồn lực này một cách có hiệu quả thì nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý, bằng các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, thực hiện huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề một cách có hiệu quả.
-Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề:
Khoa học công nghệ nói chung có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Khi nền sản xuất phát triển hiện đại, việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào thực tiễn sản xuất là một điều tất yếu. Do đó, ngay trong hoạt động dạy nghề cần phải nắm bắt và đi trước một bước. Điều này giúp
người lao động sau khi được đào tạo có thể được trang bị những kiến thức về các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, có thể trực tiếp vận hành và làm chủ công nghệ đó trong sản xuất.
-Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề:
Hoạt động hợp tác quốc tế về dạy nghề là một hoạt động quan trọng, giúp chúng ta có thể nắm bắt, nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước. Mặt khác có thể học tập kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước tiên tiến, tiếp nhận sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế tham gia vào công tác đào tạo nghề ở Việt Nam.
-Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề:
Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề giúp các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện các sai phạm trong hoạt động dạy nghề, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dạy nghề, đảm bảo các hoạt động dạy nghề được thực hiện đúng các quy định của pháp luật.