Về văn hóa: Bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành quan tâm, nhất là trong việc bảo tồn và phát huy các phong tục tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57 - 58)

cấp, các ngành quan tâm, nhất là trong việc bảo tồn và phát huy các phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của đồng bào. Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp các ngành tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức trọng thể, trang nghiêm.

Đối với dân tộc Khmer toàn tỉnh có 75 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với trên 1.100 vị sư, trong đó đã có 07 chùa và 01 ngôi tháp được công nhận di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật (cấp trung ương 05, cấp tỉnh 03). Từ năm 2010 đến nay bằng nguồn vốn của Trung ương và ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ trên 21 tỷ đồng để xây dựng, trùng tu Tháp 4 sư Liệt sĩ (Cù Là, huyện Châu Thành) và Chùa Phật Lớn (thành phố Rạch Giá) là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và xây dựng 29 lò hỏa táng, với kinh phí 07 tỷ 300 triệu đồng. Toàn tỉnh có 09 Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (cấp tỉnh 01, cấp huyện 08),

vớí 124 vị trong Ban Chấp hành, Ủy Ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các ngành có liên quan, các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện để Hội hoạt động. Nhìn chung các Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước trong tỉnh hoạt động đúng theo Điều lệ và Quy chế làm việc của Hội.

Đối với người Hoa, toàn tỉnh có 18 chùa, trong đó có 01 chùa được công nhận di tích kiến trúc- nghệ thuật cấp quốc gia; Có 07 Hội Tương tế người Hoa (cấp huyện 02, cấp cơ sở 05). Từ năm 2010 đến nay các Hội Tương tế người Hoa vận động cộng đồng người Hoa trong và ngoài tỉnh (kể cả nước ngoài) trùng tu, sửa chữa, xây dựng chùa, miếu ngày càng khang trang, với tổng nguồn vốn trên 30 tỷ đồng.

Nhìn chung đồng bào các dân tộc thiểu số luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, quan tâm giữ gìn các thiết chế văn hoá trong cộng đồng dân tộc. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ đóng mới 15 chiếc ghe ngo, trang bị 10 dàn nhạc ngũ âm, nâng cấp lễ hội Ók-om-bóc của đồng bào Khmer ở huyện Gò Quao thành ngày Hội Văn Hóa - Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang, duy trì Đoàn nghệ thuật Khmer của tỉnh biểu diễn phục vụ đồng bào trong các dịp lễ hội… Bên cạnh đó phong trào văn nghệ quần chúng trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng được duy trì và phát triển, ở những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều thành lập các đội văn nghệ không chuyên.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có sức lan tỏa và được đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng. Hàng năm có trên 80% hộ đồng bào được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)