c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số
ngƣời dân tộc thiểu số
Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS với những lý do sau:
Thứ nhất: Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để có thể thực hiện thành công của quá trình này, vai trò của nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm then chốt hàng đầu. Trong đó, nguồn nhân lực đã qua đào tạo là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, Kiên Giang cũng là tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là công tác quản lý đào tạo nghề cho người DTTS lại càng khó khăn hơn. Khi khoa học công nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì lại chính là khó khăn lớn
của tỉnh. Một bộ phận lớn lao động người DTTS có xu hướng dôi dư nhưng lại rất khó để có thể bố trí việc làm cho họ.
Thứ ba, vấn đề cơ cấu lại lực lượng lao động nông thôn, nhất là lao động người DTTS cũng gặp nhiều khó khăn do số lao động này chưa được đào tạo nghề khi tham gia vào lao động sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã được đào tạo nghề thì trình độ nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của sản xuất và xã hội.
Thứ năm, Ở người dân tộc thiểu số (DTTS) khó khăn cơ bản và trực tiếp vẫn là trình độ dân trí và trình độ học vấn của người lao động còn thấp, đối tượng trong độ tuổi lao động phần lớn là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bồi dưỡng, chưa có tay nghề, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, còn tồn tại một số tập tục lạc hậu chi phối đời sống, tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên; thiếu vốn để làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng không hiệu quả. Để hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, nhất là quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS.
Thứ sáu, hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung còn thấp, nhất là quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người. Ban Dân tộc tỉnh chưa xây dựng được đề án đào tạo nghề riêng để tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh áp dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số để có sự ưu tiên, quan tâm và tập trung hơn đối với đối tượng này.
Thứ bảy, tổ chức và hoạt động dạy nghề giữa các vùng, các huyện trong tỉnh còn mất cân đối. Công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trong quản lý nhà nước của tỉnh còn kém hiệu quả, đặc biệt chưa có một cơ quan chuyên môn nào làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực.
đơn điệu, thiếu tập trung.