- Các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số đi học và đào tạo:
2.4.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số
cho ngƣời dân tộc thiểu số
- Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề:
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp như hiện nay hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang là rất lớn, trong khi số lượng trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh quá ít. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, đội ngũ giáo viên cơ hữu (được quy đổi) theo chuẩn của Bộ quy định chưa đảm bảo tỷ lệ 01 GV lý thuyết/20 hs và 01 GV thực hành /18 hs, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và thị trường lao động đang cần.
Với quy mô tuyển sinh và khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện nay so với nhu cầu sử dụng lao động có trình độ tay nghề các Khu công nghiệp của tỉnh, của Thành phố Hồ chí Minh và khu Công nghiệp Bình Dương, cũng như xuất khẩu lao động... Phần lớn lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chưa có trình độ chuyên môn, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động qua đào tạo nghề chung trong dân tộc thiểu số chỉ đạt khoảng 42,82%, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chung của tỉnh là 50,45%. Tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo nghề chiếm 32,40 % so với tổng số lao động người DTTS đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh, trong khi đó lao động qua đào tạo nghề của tỉnh chiếm 40,7 %, cao hơn lao động đào nghề người DTTS là 8,3%. Trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang còn những tồn tại:
+ Trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý giáo dục đào tạo nghề có nguy cơ giảm sút, chính sách xã hội hóa đào tạo nghề của nhà nước có một số biểu hiện tư nhân hóa cực đoan, phủ nhận giáo dục với tư cách lợi ích công
biến nó thành một thứ hàng hóa thuần túy, thuận mua vừa bán theo cung cầu của thị trường hàng hóa.
+ Hiệu quả quản lý nói chung còn thấp còn do sự chồng chéo về quản lý nhà nước về đào tạo nghề, dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí, vì cả
hai ngành (Giáo dục-đào tạo và Lao động TB&XH) cùng làm những công việc như nhau trong quản lý đào tạo nghề cho người lao động trong tỉnh; có sự phân tán trong quản lý, nguồn lực phân bổ không hợp lý - nơi có điều kiện giáo viên thuộc ngành giáo dục quản lý lại rất thiếu nguồn tài chính, nơi thiếu giáo viên, cơ sở hạ tầng lại được "rót” tiền vào dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong đầu tư gây lãng phí.
Dù hai ngành Giáo dục-Đào tạo và Lao động TB&XH đã chính thức "bắt tay” phối hợp nhằm nâng cao chất lượng học sinh trung cấp nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới của xã hội, nhưng khó khăn tồn tại vẫn là vấn đề không thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về GDNN dẫn đến thiếu cơ chế về trách nhiệm và nhiều lãng phí khác.
+ Tổ chức và hoạt động dạy nghề giữa các vùng, các huyện trong tỉnh còn mất cân đối; sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề chưa thực sự toàn diện, hoạt động phân tán, rời rạc, mà mỗi đơn vị tuân theo lợi ích cục bộ nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích cơ bản và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược chung của tỉnh.
+ Việc quản lý khung chương trình đào tạo, sự mất cân đối trong xây dựng nội dung, trương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngày càng gia tăng, làm cho HS – SV ra trường phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được gây lãng phí không nhỏ cho xã hội.
+ Công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trong quản lý nhà nước của tỉnh có mặt còn kém hiệu quả, đặc biệt chưa có một cơ quan chuyên môn nào làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu
thị trường lao động. Tính sơ bộ hiện nay, chi phí mỗi chương trình tốn từ 100 - 150 triệu đồng và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách được chi ra để làm chương trình đào tạo để rồi một vài năm sau lại phải chỉnh sửa điều chỉnh do nhu cầu thị trường thay đổi. Con số chi phí để làm chương trình sẽ lớn theo cấp số nhân do mỗi cơ sở đào tạo phải xây dựng thêm chương trình riêng của mình theo quy định của Luật Giáo dục.
- Những tồn tại trong quản lý đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề:
Mục đích công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề về bản chất là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề. Chính vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS cũng cần nhìn nhận và hiểu rõ những tồn tại, hạn chế nói chung của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đề từ đó công tác quản lý nhà nước có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, thiết thực, có hiệu quả đối với các cơ sở đào tạo nghề. Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề cũng còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập như:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là ứng dụng Tin học, Ngoại ngữ trong công việc.
+ Một số nội dung công việc xử lý giải quyết không thống nhất giữa các bộ phận trong Nhà trường ít nhiều gây khó khăn cho cán bộ, giáo viên và học sinh, hạn chế việc công khai chương trình, thời gian… đào tạo với người học. Việc tiếp thu ý kiến học sinh và giáo viên còn chế chưa có phương pháp cụ thể để điều chỉnh, khắc phục.
+ Kiểm soát quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo còn hạn chế chế phương thức, phương pháp và nội dung. Phân chia nhiệm vụ đào tạo thành nhiều công đoạn do các Phòng, Khoa và cá nhân thực hiện, khả năng phối kết hợp giải quyết công việc rất hạn chế, các công việc tập trung vào một
số bộ phận: Phòng đào tạo và các Khoa; Công tác phối hợp giảng dạy với các hoạt động giáo dục toàn diện chưa được quan tâm.
+ Chưa cụ thể hoá được trách nhiệm của các Phòng, Khoa, cá nhân trong nhiệm vụ được giao. Chưa xác định được hiệu quả, chất lượng của các
nội dung công việc.
+ Chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý trong điều hành công việc, Cán bộ giáo viên còn phần nào thụ động với nhiệm vụ của mình, triển khai là việc mang tính hành chính hoá.
+ Chưa có biện pháp kiểm soát quá trình thực thi nhiệm vụ đào tạo như: Chất lượng giảng dạy, chất lượng vật tư, điều kiện thực tập còn chưa đáp ứng được với mục tiêu đào tạo.
+ Tuyển sinh chưa đạt chỉ tiêu được giao.
+ Tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều, tỷ lệ học sinh ra trường không đúng nghề còn cao, nhất là đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tổ chức ở các địa phương.
Tóm lại, những năm qua tuy nguồn ngân sách Nhà nước của tỉnh đầu tư cho các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tương đối lớn, nhưng so với nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của các doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp trong tỉnh và nhu cầu học nghề của người lao động rất lớn và không ngừng đòi hỏi nâng cao về chất lượng, thì các cơ sở dạy nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ về quy mô, số lượng, chất lượng của thị trường lao động trong tỉnh đặt ra.