Mạng lƣới cơ sở đào tạo ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 75 - 77)

- Giai đoạn 2007 2010: Nguồn nhân lực đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh giai đoạn 20072010 tốc độ tăng bình quân là

2.2.2. Mạng lƣới cơ sở đào tạo ở tỉnh Kiên Giang

Toàn tỉnh có 28 cơ sở tham gia đào tạo nghề bao gồm: Trường cao đẳng nghề Kiên Giang, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Kiên Giang, Trung tâm dạy nghề Thanh niên Kiên Giang, Trường trung cấp nghề tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, Trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng, Trường trung cấp

tỉnh Kiên Giang, trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ tỉnh Kiên Giang, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Kiên Giang, Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, Trung tâm dạy nghề tư thục ABC, Trung tâm dạy nghề tư thục Thành Nhơn, Trung tâm tin học - công nghệ phần mềm và 14 Trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện thị. Trong này có 2 cơ sở đào tạo của tư nhân, các cơ sở còn lại là công lập.

Cán bộ, viên chức của các cở sở đào tạo nghề là 710 người, qui mô đào tạo hàng năm khoảng 38.000 lao động kể cả các lớp nghề ngắn hạng và trung hạng. Trong đó lao động là người dân tộc thiểu số tham gia học nghề hàng năm là 4.600 người chiếm 12,10% so với tỷ lệ học nghề toàn tỉnh. Tập trung vào các trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và học nghề theo đề án 1956. Tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề có việc làm tăng lên hằng năm (năm 2010: 70%, năm 2011: 77%, năm 2012: 80%). Trong đó lao động có việc làm ở nước ngoài là 416 người, có việc làm trong và ngoài tỉnh 111.335 lượt người. Số học sinh tốt nghiệp ra trường hằng năm có việc làm từ 73% trở lên, trong đó người dân tộc thiểu số sau khi học nghề có việc làm khoảng 3.000 lao động/năm. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghệp sau học nghề đạt khoảng 14,7%, số lao động sau học nghề thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp 93 người, số hộ gia đình thoát nghèo sau học nghề là 967 hộ, số hộ gia đình có người tham gia học nghề có việc làm trở thành hộ khá gần 1.600 hộ.

* Khái quát quy mô đào tạo của một số trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)