- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành
3.3.5. Đổi mới và phát triển chƣơng trình dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh
dạy nghề trong tỉnh
Phát triển nhân lực trong tỉnh phải kết hợp hài hòa đảm bảo công bằng và lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động của tỉnh, nhất là các ngành kinh tế trọng điểm. Do vậy, về nội dung, chương trình đào tạo cũng cần bám sát các nội dung:
- Tiếp tục phát triển chương trình giảng dạy theo Modul và đưa chương trình, giáo trình giảng dạy tiên tiến vào các cơ sở dạy nghề. Thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lượng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong lao động, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, nhà nước và xã hội.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học ở tất cả các cơ sở dạy nghề, các cấp độ đào tạo.
- Tăng quy mô giáo dục trung học phổ thông và phát triển mạnh mẽ dạy nghề, nhất là các huyện có đông người DTTS thiểu số sinh sống.
- Đối với những ngành nghề có chuyên môn sâu, phức tạp cần có phương pháp đào tạo thích hợp, thực hiện “cầm tay chỉ việc” để người DTTS thiểu số có thể nhận thức nắm bắt được nội dung một cách nhanh chóng.
- Tăng thời lượng thực hành tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Để làm được điều này cần đẩy mạnh công tác hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho người DTTS thiểu số.