Tình hình phát triển kinh tế-xã hội 1 Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 55 - 57)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội 1 Tình hình phát triển kinh tế

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp trên và nhất là Nghị quyết Tỉnh ủy, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong những năm qua các cấp, các ngành

đã chỉ đạo, lãnh đạo điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người 44,792 triệu đồng (tương đương 2.120 USD theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ bản đúng hướng; tỷ trọng nông-lâm-thủy sản 38,8%, công nghiệp - xây dựng 24,05%, dịch vụ 37,15%. Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tiếp tục được khai thác hiệu quả hơn.

Từ nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách đã quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, như các công trình cầu, đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá, chợ…, với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Điển hình như Dự án cung cấp điện cho đồng bào dân tộc Khmer với số vốn trên 200 tỷ đồng, từ đó nâng tỷ lệ hộ dân tộc được sử dụng điện lên 95%, tăng 27% so với năm 2010 (chung toàn tỉnh 97,30%); Dự án xây dựng Trường dân tộc nội trú nghề với số vốn 130 tỷ đồng, góp phần nâng cao nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh tập trung chỉ đạo hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các mô hình sản xuất theo hướng sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, hướng dẫn các phương pháp canh tác cải tiến, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Qua đó góp phần làm giãm chi phí đầu tư, tăng năng suất, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh; động viên khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát huy kinh nghiệm, ngành nghề truyền thống làm giàu chính đáng, làm tốt nghĩa vụ

với Nhà nước. Riêng các tổ chức tín dụng từ năm 2010 đến nay đã cho 43.724 lượt hộ vay với số tiền 744,271 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất.

Quan tâm chỉ đạo phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến dịch vụ được kêu gọi đầu tư tại các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào. Điển hình như ở nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Poster - Cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam huyện Gò Quao có 447/1.291 công nhân là người dân tộc thiểu số làm việc, hay ở khu Cảng cá Tắc Cậu huyện Châu Thành có trên 1.000 công nhân, lao động là người dân tộc thiểu số làm việc thường xuyên tại đây…Từ đó diện mạo vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số được đổi mới, đời sống kinh tế và mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)