Mục đích, ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 35)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Quá trình CNH - HĐH đất nước làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý. Việc đáp ứng lao động cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động đó là một trong những nhiệm vụ của đào tạo nghề. Do đó, trong chiến lược phát triển NNL, đào tạo nghề nói chung đào tạo nghề cho người DTTS nói riêng luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có kỹ năng phù hợp được yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước.

Tuy nhiên có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là nhận thức của đại đa số người dân đặc biệt là lớp trẻ lại có xu hướng muốn học đại học hơn là học nghề, học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH đều có xu hướng là phải vào đại học, song nếu không đạt được mục đích đó họ lại dễ dàng chấp nhận một việc làm

có thu nhập ở mức trung bình, không cần qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, mức độ ổn định trong công việc không cao…Nói cách khác họ không ý thức học lấy một chuyên môn nghề cụ thể, hoặc nếu có cũng chỉ là theo các lớp học đào tạo ngắn hạn, lao động giản đơn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động hiện nay. Nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp và tâm lý coi trọng bằng cấp, thích làm "thầy" hơn làm "thợ" của thanh niên là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người học nghề và chất lượng đào tạo nghề không được nâng lên. Đó là một nghịch lý đáng báo động giữa một bên là nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có tay nghề và một bên là lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn hoặc chuyên môn thấp.

Bên cạnh đó trong một thời gian dài công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc trung học phổ thông chưa được chú trọng. Chưa có chính sách điều tiết, phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng khuyến khích học sinh học nghề. Công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của xã hội, gia đình và người học về vai trò và vị trí của đào tạo nghề còn yếu. Do vậy nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên vào học nghề, đảm bảo lực lượng công nhân kỹ thuật phục vụ cho việc chuyển đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển đất nước theo hướng CNH- HĐH, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS, đây là một trong những nội dung quan trọng cấp bách hiện nay.

1.2.5.2. Tính chất

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trong công tác đào tạo nghề cũng như vai trò của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS giúp chúng ta có những nhận thức và định hướng đúng đắn và kịp thời

đưa các các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, đồng thời có thể huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa đào tạo nghề cho người DTTS, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Ở Việt Nam với lợi thế nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ. Đây là nhân tố then chốt để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, để biến nguồn lực này thành một lợi thế thì lại là một quá trình không hề đơn giản mà đòi hỏi phải có sự đồng sức, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, huy động sự đóng góp và tham gia của toàn xã hội trong công tác đào tạo nghề nhằm trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng lành nghề cho người lao động DTTS, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật có chất lượng cao theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)