- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành
3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa dạy nghề thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh và các cở dạy nghề tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa dạy nghề để các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các thành phần kinh tế và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ và tham gia thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề cho người lao động trong tỉnh nói chung lao động người DTTS nói riêng. Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến về xã hội hóa dạy nghề nhằm mục đích:
+ Trước hết giúp cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển KT-XH, thấy rõ thực trạng dạy nghề của địa phương, bộ ngành, nhận thức rõ trách nhiệm xã hội đối với sự nghiệp đào tạo nghề cho lao động người DTTS;
+ Tạo sự quan tâm và thu hút nhiều nguồn lực xã hội để mở rộng đối tượng, các thành phần kinh tế và các lực lượng xã hội cộng đồng trách nhiệm cùng nhà nước tham gia phát triển đào tạo nghề.
+ Tạo điều kiện để mọi người trong xã hội tham gia quản lý, giám sát các tổ chức, cơ sở dạy nghề, các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề.