Mô hình quản lý đào tạo nghề tại một số tỉn hở Việt Nam 1 Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 44 - 47)

c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại một số tỉn hở Việt Nam 1 Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình

1.4.1.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số kết quả bước đầu, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong 5 năm (2010- 2014) trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 83.874 người lao động, trong đó có 19.499 người được dạy nghề từ ngân sách của Trung ương và địa phương và 64.375 người được dạy nghề từ nguồn xã hội hóa; góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2014 đạt khoảng 30%.

Dạy nghề dài hạn trung cấp, cao đẳng nghề là 25.665 người; dạy nghề ngắn hạn là 58.209 người.

Đã có 19.499 người được hỗ trợ học nghề từ ngân sách Trung ương và địa phương được đào tạo xong, 14.206 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn (đạt 72,85%) gồm 2.744 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 3.094 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm; 8.368 người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn.

Một số nghề được người lao động lựa chọn và được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các làng nghề trên địa bàn tỉnh gồm các nghề truyền thống của địa phương như nghề thêu, khâu chăn bông, chế tác đá mỹ nghệ, đan cói, đan bẹ chuối, bèo bồng... và nghề mới đưa vào địa phương như may công nghiệp, chẻ tăm hương...

Qua 5 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo được sự chuyển biến cơ bản quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nông dân được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Đề án sau khi học nghề hiệu quả, năng suất lao động của người học nghề được tăng lên.

Người học nghề đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người nông

dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn...

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm qua cũng đã bộc lộ những khó khăn, yếu kém cần được đổi mới, khắc phục, đó là: Việc xây dựng kế hoạch, khảo sát dạy nghề cho lao động nông thôn của một số đơn vị, cơ sở dạy nghề còn chưa sát với tình hình thực tế, chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa thực sự gắn liền với nhu cầu phát triển của thị trường, nhu cầu doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu.

Một số địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, chưa thực sự đào tạo cái gì xã hội, thị trường cần, nông dân cần, người lao động cần mà chủ yếu đào tạo cái gì trung tâm hoặc trường nghề đang có... Về đội ngũ giáo viên, tuy tăng nhanh về số lượng, nhưng vẫn còn hơn 20% giáo viên chưa đạt chuẩn. Các cơ sở dạy nghề, nhất là các Trung tâm dạy nghề cấp huyện còn nhiều khó khăn, thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu và yếu kinh nghiệm thực tiễn.

Việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn đa số là các nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu được dạy lưu động tại các xã, chất lượng đào tạo còn hạn chế, người học sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập không cao nên việc duy trì việc làm của người lao động thiếu bền vững. Chương trình đào tạo nghề chưa cập nhật kịp thời với những thay đổi kỹ thuật của doanh nghiệp, tài liệu tham khảo cho học viên còn thiếu...

Năm 2015, tỉnh ninh Bình đã đề ra chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề cho 17.000 người (gồm dạy nghề trình độ trung cấp, cao đằng nghề là 4.530 người; trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 62.350 người ), trong đó

dạy nghề từ ngân sách Trung ương và địa phương cho 20.000 người. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020 ước đạt 55%.

Để hoàn thành các chỉ tiêu đặc ra, tỉnh ta đã xây dựng các giải pháp thực hiện, trong đó cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người lao động, học sinh, sinh viên; đặc biệt là người lao động nông thôn để nâng cao nhận thức về học nghề, lựa chọn nghề phù hợp để có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo tại chỗ ở địa phương. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về vị trí, vai trò, mục tiêu của công tác đào tạo nghề. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề.

Ngoài kinh phí từ dự án “Nâng cao năng lực đào tạo nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, cần thu hút thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường, Trung tâm dạy nghề, hỗ trợ cơ sở dạy nghề trong việc đầu tư trang thiết bị dạy nghề. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn kỹ năng thực hành nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học; tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đạt chuẩn theo quy định của Luật dạy nghề; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở dạy nghề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra dạy nghề để kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém; tiến tới kiểm định chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề; nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)