Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 89 - 91)

- Các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số đi học và đào tạo:

2.3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số

nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số

- Hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung còn thấp, dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí, vì cả hai ngành (Giáo dục – Đào tạo và Lao động – Thương binh và xã hội) cùng làm những công việc như nhau trong quản lý đào tạo nghề cho người lao động trong tỉnh và thậm chí đến các cơ sở đào tạo. Ban Dân tộc tỉnh chưa xây dựng được đề án đào tạo nghề riêng để tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh áp dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số để có sự ưu tiên, quan tâm và tập trung hơn đối với đối tượng này...sự phân tán trong quản lý là bởi hệ thống giáo dục nhà nước ở nước ta nói chung và tại tỉnh Kiên Giang nói riêng hiện nay khá phức tạp, chưa tinh gọn. Bên cạnh các trường

trung cấp chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, trường Đại học có tham gia đào tạo nghề do Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý, còn có các trường nghề do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý, hoặc có những cơ sở dạy nghề trực thuộc tỉnh...tham gia đào tạo bao gồm ba trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Khi còn tách bạch và cục bộ về quản lý đào tạo nghề ắt dẫn đến sự phình ra bộ máy hành chính, nguồn lực phân bổ không hợp lý. - Trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý đào tạo nghề có nguy cơ giảm sút, chính sách xã hội hóa đào tạo nghề của nhà nước có một số biểu hiện tư nhân hóa cực đoan, phủ nhận giáo dục với tư cách lợi ích công biến nó thành một thứ hàng hóa thuần túy, thuận mua vừa bán theo cung cầu của thị trường hàng hóa. - Trong việc quản lý khung chương trình đào tạo, sự mất cân đối trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngày càng gia tăng, làm cho học sinh – sinh viên ra

trường phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được gây lãng phí không nhỏ cho xã hội.

- Tổ chức và hoạt động dạy nghề giữa các vùng, các huyện trong tỉnh còn mất cân đối, bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa trường tư và trường công, sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề chưa thực sự toàn diện, hoạt động phân

tán, rời rạc, mà mỗi đơn vị tuân theo lợi ích cục bộ nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích cơ bản và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo nghề chung của tỉnh.

- Chế độ chính sách đối với giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập, trong khi hệ thống giáo dục nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý là các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, với đội ngũ giáo viên đông đảo cũng tham gia đào tạo nghề nhưng

không được hưởng lợi từ chương trình ưu tiên cho dạy nghề từ nhà nước.

- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trong quản lý nhà nước trong tỉnh còn kém hiệu quả, đặc biệt chưa có một cơ

quan chuyên môn nào làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực. Tính sơ bộ hiện nay, chi phí mỗi chương trình tốn từ 150 - 200 triệu đồng và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách được chi ra để làm chương trình đào tạo để rồi một vài năm sau lại phải chỉnh sửa điều chỉnh do nhu cầu thị trường thay đổi. Con số chi phí để làm chương trình sẽ lớn theo cấp số nhân do mỗi cơ sở đào tạo phải xây dựng thêm chương trình riêng của mình theo quy định của Luật Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)