Đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 107 - 110)

- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành

3.3.7. Đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang

Phát triển nhân lực người DTTS là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó vừa là quy luật khách quan vừa là nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực người DTTS có tay nghề, huy động các nguồn lực xã hội, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội hưởng thụ, góp phần làm cho mọi người, mọi thành phần xã hội có cơ hội học nghề thường xuyên, liên tục, suốt đời với những mục đích, yêu cầu và hình thức khác nhau.

Xã hội hóa giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề cho người DTTS thiểu số nói riêng là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước. Khái niệm xã hội hóa (XHH) được dùng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa. XHH dạy nghề là việc huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề để hình thành nền giáo dục nghề nghiệp trong xã hội. XHH đào tạo nghề giúp huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia và công tác xã hội hóa trong đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang.

Thực hiện chính sách khuyến khích XHH hoạt động dạy nghề theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP;

Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết 22/2011-NQ-HĐND đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang, đẩy mạnh XHH trong công tác đào tạo nghề cho người lao động trong tỉnh. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt bằng hệ thống khung khổ pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực, thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực, hỗ trợ phát triển các nhóm nhân lực đặc thù, nhất là đối với những đối tượng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư dễ bị tổn thương (người tàn tật, người nghèo, cận nghèo, nông dân chuyển đổi việc làm …). Mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội trong tỉnh cần có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát triển nhân lực của tỉnh. Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia mạnh vào phát triển nhân lực của tỉnh.

Hiện nay, số lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít, phần lớn quy mô còn nhỏ, năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên còn thiếu và yếu... Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước của tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tổng đầu tư cho dạy nghề, chưa huy động được hết tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề.. Để khắc phục tình trạng trên đồng thời đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới, cần phải tăng cường nguồn lực đầu tư cho dạy nghề. Trong điều kiện ngân ngân sách có hạn so với yêu cầu đòi hỏi của phát triển đào tạo nghề cho lao động người DTTS trong tỉnh rất lớn. Do đó việc thực hiện Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư hoạt động dạy nghề là một đòi hỏi khách quan và cần thiết.

Các giải pháp cụ thể cần thực hiện là:

- Xây dựng quy hoạch phát triển xã hội hóa dạy nghề trên cơ sở củng cố các cơ sở dạy nghề hiện có, thành lập mới Trung tâm dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các hình thức dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp và dạy nghề tại các làng nghề.

- Nghiên cứu từng bước sáp nhập Trung tâm Hướng nghiệp tổng hợp - Dạy nghề (do ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý) với Trung tâm Dạy nghề ở các huyện.

- Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao kể cả trong và ngoài nước. Thực hiện thí điểm cho các tổ chức và cá nhân thuê cơ sở dạy nghề do nhà nước đầu tư với giá ưu đãi, nhằm hỗ trợ quá trình xã hội hóa ở những nơi kinh tế chưa phát triển hoặc có những

biện pháp chuyển đổi cơ chế hoạt động của cơ sở dạy nghề công lập hoạt động kém hiệu quả. Kêu gọi và khuyến khích các cơ sở dạy nghề 100% vốn nước ngoài đầu tư vào trong tỉnh.

- Làm cho đào tạo nghề phù hợp với quá trình phát triển KT-XH của đất nước cũng như của mỗi tỉnh. Kế hoạch đào tạo nghề phải nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, của từng ngành và từng lĩnh vực. Mục tiêu đào tạo nghề trước hết phải xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)