Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 102 - 103)

- Từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

địa bàn tỉnh Kiên Giang

Trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề, Thể chế chính sách có vai trò quan trọng trong việc khuyến các cơ sở dạy nghề phát triển, do đó nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách của nhà nước về đào tạo nghề, bên cạnh các thể chế chính sách hiện có cần được tiếp tục hoàn thiện bổ sung, trong đó các giải pháp cơ chế chính sách cụ thể cần được xem xét là:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách cho hoạt động giáo dục đào tạo nghề cũng như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề, xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề cho người DTTS thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đào tạo nguồn nhân lực người DTTS thiểu số nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của tỉnh trong từng giai đoạn; triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục.

- Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo hướng phối hợp với các Bộ, ban ngành và địa phương trong quản lý các cơ sở giáo dục. Thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và

nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở dạy nghề, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở dạy nghề. Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GDĐT và Phòng GDĐT đối với tất cả 63/63 tỉnh, thành phố và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

- Cải cách, tinh giảm các thủ tục hành chính nhằm tạo ra cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Thực hiện công khai hoá về chất lượng đào tạo, nguồn lực cho đào tạo nghề và tài chính của các cơ sở dạy nghề, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả của các cơ sở đào tạo nghề. Triển khai Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở đào tạo nghề.

- Thực hiện chuẩn hoá trong giáo dục nghề nghiệp, chuẩn nghiệp vụ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện việc đánh giá giáo

viên và cán bộ trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)