Nhận thức của ngƣời học và xã hội về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 84 - 85)

- Trường trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang: Trường trung cấp nghề dân tộc Kiên Giang được thành lập và hoạt động nhằm mục đích

2.2.3.3. Nhận thức của ngƣời học và xã hội về đào tạo nghề

Học viên học nghề là nhân tố trung tâm, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian,… của bản thân người học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

Đời sống vật chất, tinh thần của đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, do đó ảnh hưởng đến khả năng tự học tập vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Một bộ phận cán bộ, lao động người dân tộc thiểu số còn thụ động, thiếu tính sáng tạo trong công việc; khả năng học tập, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác còn hạn chế, do đó chưa phát huy được hiệu quả trong công việc.

Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học viên đầu vào cho các

cơ sở dạy nghề. Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Thứ nhất, vì những hạn chế, những rào cản của đào tạo nghề. Thứ hai, do tâm lý ưa chuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã hội. Không ít các gia đình coi việc vào đại học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc nhàn hạ.

Nếu mọi người lao động trong xã hội đánh giá được đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu người lao động nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)