Thấy rõ được vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ công chức cấp xã, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, thực hiện nhiều chính sách đối với đội ngũ công chức này.
Hệ thống chính sách của nhà nước tạo thành hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi khuyến khích hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. Hệ thống quy định pháp luật đã ban hành để xây dựng hệ thống chinh sách về hoạt động bồi dưỡng
công chức cấp xã cũng được quan tâm thực hiện, phục vụ cho công tác QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã được chặt chẽ hơn.
Chính sách là công cụ định hướng, hỗ trợ, là sách lược và kế hoạch cụ thể của Đảng, Nhà nước dựa vào chính trị chung và tình hình kinh tế - xã hội mà đề ra nhằm đạt một mục đích nhất định
Hệ thống văn bản pháp luật đã xây dựng hoàn thiện và ban hành rất nhiều chính sách cho công chức tham gia bồi dưỡng và chính sách đối với các cơ sở bồi dưỡng cho công chức cấp xã.
Chính sách đối với công chức được cử đi bồi dưỡng: được cơ quan quản lý sử dụng, bố trí thời gian và kinh phí theo quy định, được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục, được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật, được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định nêu trên còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Chính sách đối với giảng viên bồi dưỡng công chức từng bước được quan tâm như: giảng viên thuộc các cơ sở bồi dưỡng được hưởng chế độ về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lương dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè), nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật, được xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chính sách đầu tư hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở bồi dưỡng. Hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho bồi dưỡng công chức cấp xã. Cải tiến cơ chế phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước trong
bồi dưỡng công chức cấp xã. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút mọi thành phần trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. Chính sách xã hội hóa bồi dưỡng công chức cũng huy động được nhiều nguồn lực từ ngoài ngân sách cho hoạt động bồi dưỡng.
Những cơ chế, chính sách trên đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở bồi dưỡng, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức cấp xã, giúp nâng cao chất lượng của hoạt động công vụ.