Bổ sung các nguồn lực cho bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 110 - 111)

bàn Huyện

Ngân sách dành cho bồi dưỡng được sử dụng và quản lý tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bồi dưỡng. Nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần bồi dưỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân công chức. Ngược lại, nếu nguồn ngân sách được sử dụng sai mục đích, lãng phí không những vi phạm quy định của nhà nước về quản lý bồi dưỡng công chức mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của công chức về

nhu cầu bồi dưỡng.

- Tăng cường đầu tư, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng

UBND thành phố đảm bảo nguồn kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã theo phân cấp. Đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách của trung ương, đầu tư kinh phí và các nguồn đầu tư hợp pháp, dự án ở trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian tới.

Thu hút, đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng công chức trên đại bàn huyện. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

- Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở bồi dưỡng theo hướng hiện đại, đồng bộ và khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nhiệm vụ giảng dạy, học tập.

Cơ sở vật chất của các cơ sở bồi dưỡng công chức cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng công chức. Nó là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch mở lớp, đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu của học viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên và là điều kiện vật chất cho đổi mới phương thức phương pháp giảng dạy của giảng viên.

Sớm xây dựng các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đối với phòng học, cơ sở phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là công chức cấp xã, không để tình trạng đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở công chức cấp xã chắp vá thiếu đồng bộ

khoa học. Việc đầu tư các cơ sở bồi dưỡng công chức cấp xã phải xác định là nhiệm vụ thường xuyên mang tính ổn định và lâu dài. Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường đào tạo, nhất là đội ngũ giỏi về khoa học hành chính, pháp lý và quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, thì trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, như hệ thống máy vi tính, nối mạng Internet để giúp học viên truy cập thông tin chưa có. Cần sớm nâng cấp các thiết bị cơ bản đã quá lạc hậu như: âm thanh, ánh sáng, bảng. Đồng thời, phải trang bị các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hiện đại cho công tác giảng dạy.

- Tạo lập cơ chế cạnh tranh trong bồi dưỡng công chức bằng việc thu hút các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có năng lực tham gia công tác bồi dưỡng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để công chức được lựa chọn chương trình, thời gian bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường và nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế về bồi dưỡng công chức. - Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với công chức xã

Quy định về chế độ học tập bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên cần được thực hiện nghiêm túc. Xử lý nghiêm những trường hợp cố tình không chấp hành chế độ học tập, đồng thời có hình thức khen thưởng, động viên đối với những công chức cấp xã tích cực học tập nâng cao trình độ.

Cần nghiên cứu chế độ, chính sách đãi ngộ công chức cấp xã có năng lực, trình độ và thu hút người có trình độ đại học về công tác tại xã để phù hợp với thực tế hơn. Đồng thời, cần có chế độ đãi ngộ, chính sách phù hợp để giữ chân những người có tài ở lại làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)