Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

nước về bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn Huyện

Bồi dưỡng công chức cấp xã đạt hiệu quả thiết thực, đòi hỏi sự nỗ lực nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của cả hệ thống chính trị, từ cơ quan quản lý cấp trên đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, từ đội ngũ giảng viên đến cán bộ quản lý và đội ngũ công chức.

Hiện nay, chúng ta có 3 cấp chính quyền trực tiếp quản lý công tác bồi dưỡng công chức đó là: Cấp trung ương (Chính phủ); cấp bộ, ngành TW, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, huyện.

Cấp huyện vì nhiều lý do khác nhau mà việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng thực sự chưa rõ nét. Mới dừng lại ở việc phân công kiêm nhiệm cán bộ, công chức theo dõi công tác này, nhiều trường hợp chưa bám sát được tình hình nhiệm vụ, nhiều khó khăn chưa được kịp thời khắc phục

Phòng Nội vụ cấp huyện có trách nhiệm giúp UBND huyện quản lý công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo phân cấp và theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn của Sở Nội vụ thành phố. UBND cấp huyện có trách nhiệm rà soát, chọn, cử cán bộ, công chức tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng theo đúng đối tượng, chức danh và thông báo chiêu sinh của thành phố, các Sở, ngành chuyên môn; Bố trí địa điểm tổ chức lớp học; cử cán bộ, công chức quản lý học

viên của đơn vị; hàng năm tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã để báo cáo( Sở Nội vụ tổng hợp) để báo cáo Bộ Nội vụ.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện cần đưa ra một số giải pháp như sau:

- Cần rà soát lại các cơ sở bồi dưỡng công chức. Hiện nay, có một số cơ sở bồi dưỡng không được cấp phép nhưng vẫn hoạt động dưới nhiều hình thức như đi thuê, mượn danh nghĩa của một số cơ sở có thẩm quyền để liên kết bồi dưỡng, sử dụng giảng viên không phải của cơ sở được cấp phép bồi dưỡng nên hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng không cao.

- Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý của chính quyền đối với hoạt động của Phòng Nội vụ. Cấp ủy và chính quyền cần nêu cao quyết tâm đối với hoạt động của Phòng, hướng tới phục vụ nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đồng thời, cần tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra thường xuyên đôn đốc chỉ đạo để việc thực thi quản lý bồi dưỡng được thực hiện theo đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao.

- Bên cạnh đó, cần cải tiến phương thức quản lý và cách thức làm việc của phòng, xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Phòng Nội vụ và các phòng ban chuyên môn khác thuộc UBND huyện để phối hợp bồi dưỡng 07 chức danh công chức xã. Đồng thời cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu về hiệu quả hoạt động của phòng.

- Phòng Nội vụ huyện cần phải bố trí công chức có chuyên môn phù hợp phụ trách công tác bồi dưỡng công chức cấp xã; tăng cường biện pháp giáo dục cán bộ, công chức của phòng nội vụ về ý thức tận tâm, tận tụy với công việc, xây dựng chuẩn đạo đức nghề nghiệp, danh dự cán bộ công chức. Cải thiện chế độ làm việc, chính sách đối với cán bộ, công chức Phòng Nội vụ hướng tới việc nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác.

- Không ngừng nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý bồi dưỡng được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó, đội ngũ này cần được tổ chức đi nghiên cứu

thực tế, học tập kinh nghiệm của các cơ tỉnh, thành phố làm tốt công tác QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã để đổi mới tư duy, áp dụng cách làm hay, hiệu quả vào công tác bồi dưỡng ở cơ sở mình.

- Phòng Nội vụ nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu UBND huyện về việc bố trí công chức cấp xã đúng với bằng cấp chuyên môn, nâng cao hiệu quả hoạt động cấp cơ sở. Bồi dưỡng công chức phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng bồi dưỡng không đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch bồi dưỡng và sử dụng. Phải quản lý chặt chẽ công chức cử đi học, chấm dứt việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước bồi dưỡng sau.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc đôn đốc, chỉ đạo để việc thực thi quản bồi dưỡng công chức cấp xã theo đúng quy định của pháp luật và mang lại kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)