Huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Ba Vì là một huyện có dân số đông, địa giới hành chính rộng có nhiều cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng quân trên địa bàn; là huyện đang trên đà phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhằm tiếp tục nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ đảng viên, công

chức từ huyện đến các xã, thị trấn. Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng của huyện đã giao cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tranh thủ nguồn kinh phí của huyện và thành phố xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo theo đúng thủ tục mở lớp cũng như nội dung từng chương trình giảng dạy nhất là những chương trình có nhiều đối tượng học, các chương trình theo quy định phải cấp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận được quản lý chặt chẽ đúng quy luật.

Trong năm 2017, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã tổ chức 22 chương trình, 44 lớp với gần 5246 học viên đạt 77% về số lớp và 70% số lượng học viên. Trong đó chương trình sơ cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đối tượng 4, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới và đối tượng kết nạp đã đạt 100% kế hoạch, chất lượng học viên 100% đạt loại trung bình trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi chiếm 70%. Để công tác bồi dưỡng, đào tạo đi vào hoạt động có hiệu quả, nề nếp trong thời gian tới, Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng, đào tạo của huyện đã yêu cầu các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức cơ sở Đảng đã được giao tổ chức các lớp bồi dưỡng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai mở lớp theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Phấn đấu toàn huyện bồi dưỡng đủ 21 chương trình cho 23 lớp với gần 3062 học viên, hoàn thành kế hoạch theo mục tiêu đã đề ra.

Để đạt được kết quả đó, kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội như sau:

Trong xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng: Xây dựng quy hoạch gắn

với bồi dưỡng, sử dụng công chức và tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu thực tế và lâu dài. Có những đánh giá công chức hàng năm, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất năng lực công chức. Bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ phải dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn của công chức.

Trong tổ chức thực hiện bồi dưỡng: Quan tâm đổi mới chương trình nội

dung, phương pháp bồi dưỡng, tập trung bồi dưỡng đối tượng cán bộ chủ chốt theo hướng lồng ghép, kết hợp bồi dưỡng chuyên môn với bồi dưỡng văn hóa, lý luận

chính trị, QLNN. Các sở, ngành hàng năm có chương trình mở lớp bồi dưỡng kỹ năng ngắn hạn đối với các chức danh công chức chuyên môn cấp xã. Hướng việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo nguồn cán bộ để bổ sung, thay thế, xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ. Quan tâm thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức cấp xã.

Trong kiếm tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng: Cần

thực hiện đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng trên cơ sở bài kiểm tra kết thúc bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)