Với các cơ quan Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 113 - 115)

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao, phục vụ nhân dân, tổ chức. Có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền cơ sở. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cần:

Thứ nhất, các cơ quan Trung ương cần tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp

từ tỉnh đến các huyện, thành phố và cơ sở quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Tiếp tục xây dựng hệ thống văn bản về ĐT, BD cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, cần rà soát lại tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về số

lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Cần dựa vào các tiêu chí nói trên

để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người dân tộc thểu số, cán bộ, công chức là nữ.

Thứ ba, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là nhằm trang

bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thi công vụ. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác, ưu tiên các kỹ năng công chức còn yếu như giao tiếp, tiếp dân, tham mưu, đề xuất giải quyết công việc, soạn thảo văn bản, hòa giải.

Thứ tư, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của địa phương cần gắn liền với xem

xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay, nhu cầu nào có thể lùi lại. Đồng thời, cần có cơ chế đặc biệt tiếp tục khuyến khích công chức không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng. Có thể học dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông. Đây là biện pháp giải quyết nhu cầu đào tạo đỡ tốn chi phí nhất.

Thứ năm, chú trọng đặc biệt vào chương trình và khâu biên soạn tài liệu bồi

dưỡng đội ngũ công chức cấp xã. Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu bồi dưỡng. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình bồi dưỡng công chức xã phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần xác định đến tính đặc thù của của công chức chính quyền cấp xã là địa bàn miền núi còn có những yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ nên tài liệu cần được xây dựng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất phục vụ cho công việc của công chức cấp xã.

Thứ sáu, chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên làm công

tác giảng dạy tại trường Chính trị thành phố, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Việc giảng dạy nên kết hợp mời các cán bộ, công

chức có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trên địa bàn đến trao đổi với học viên trong các chuyên đề bồi dưỡng.

Thứ bảy, cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng công

chức chính quyền cấp xã sau bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng từ đó có những điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phương.

Thứ tám, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã,

đảm bảo hoạt động bồi dưỡng phải xuất phát từ quy hoạch, gắn với sử dụng, đúng với ngạch và chức danh công chức, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh công chức cụ thể.

Thứ chín, xem xét lại chế độ tiền lương, đảm bảo ổn định đời sống vật chất

và tinh thần cho công chức để họ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Nhà nước cần thống nhất quản lý số lượng đội ngũ công chức và quỹ tiền lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)