Nâng cao chất lượng chương trình, đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 106 - 110)

chức cấp xã trên địa bàn Huyện

Chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ, chuyên môn kỹ năng sư phạm đủ tiêu chuẩn và kinh qua thực tế công tác. Trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã giảng viên là người hướng dẫn học viên học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc. Bởi vây, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã mới thu được kết quả như mong muốn.

Nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức cấp xã: Chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức là cốt lõi của công tác bồi dưỡng công chức, là cần thiết bắt nguồn từ chính yêu cầu trực tiếp khách quan của công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng cho sự phát triển sâu rộng của sự nghiệp CNH, HDH đất nước.

Hiện nay, chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã chưa hoàn chỉnh.Vì vậy, luôn đòi hỏi phải có sự đổi mới cả về nội

dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực.

- Thống nhất quản lý hệ thống nội dung chương trình bồi dưỡng công chức

cấp xã. Các nội dung, chương trình được ban hành đúng chức năng, thẩm quyền và theo từng chức danh công chức cấp xã.

- Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng theo hướng đảm bảo quán triệt

quan điểm, đường lối đổi mới đất nước của Đảng; bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập; đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, cũng như yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của công chức.

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực,

sát với đối tượng và mục tiêu bồi dưỡng. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình bồi dưỡng công chức xã phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm. Chương trình bồi dưỡng cần xác định tính đặc thù của công chức chính quyền cấp xã, cần được xây dựng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết của công chức xã.

- Nội dung, chương trình phải theo hướng ngắn gọn, phù hợp với khả năng

nhận thức của đối tượng là công chức cấp xã, hạn chế tình trạng trùng lặp trong nội dung, chương trình của một khóa học, có thể kết hợp chương trình lý luận với kiến thức quản lý nhà nước trong chương trình đào tạo thống nhất, không nên phân định rạch ròi hai hệ bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước.

- Nội dung, chương trình cần được xác định phù hợp với trình độ văn hóa của

đối tượng bồi dưỡng, hệ thống chương trình cần được xây dựng đơn giản. Để đảm bảo tính thiết thực về mặt nội dung cho chương trình bồi dưỡng, cần thay đổi quan điểm xác định nội dung bồi dưỡng: Chỉ bồi dưỡng những nội dung phù hợp, những nội dung mà đối tượng cần theo yêu cầu hoạt động của từng vị trí, chức danh, công việc, nhiệm vụ và đối tượng học xong phải vận dụng được khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể khối lượng của từng loại kiến thức còn

phụ thuộc vào từng loại chương trình cho từng đối tượng khác nhau, “làm việc gì, học việc nấy”. Nội dung phải được thể hiện trên cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tinh gọn.

Công chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, từng chức danh; bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quy định của các chức danh mà công chức đảm nhận, như: Đổi mới theo hướng trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho công chức cấp xã, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước dành cho công chức cấp xã.

- Từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phương thức, hình

thức bồi dưỡng công chức, từ bồi dưỡng theo chỉ tiêu sang bồi dưỡng theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng, gắn việc bồi dưỡng với việc sử dụng để sớm nâng được tỷ lệ đạt chuẩn công chức cấp xã trong thời gian tới. Phối hợp linh hoạt các phương thức tổ chức bồi dưỡng công chức.

Các cơ sở bồi dưỡng công chức, phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đề cao vai trò chủ động và tính sáng tạo của học viên. Chú ý bồi dưỡng phương pháp tư duy, phương pháp công tác; bám sát thực tiễn, hướng vào thực hành kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể xuất phát từ thực tế.

Tận dụng tiềm lực và khả năng sẵn có, thực hiện phương thức bồi dưỡng tại chỗ cho công chức thông qua các hình thức phong phú như: hướng dẫn kỹ năng, truyền đạt kinh nghiệm, giao việc thử thách.

- Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho công

chức, đặc biệt là kiến thức về kỹ thức thị trường, công nghệ, quản lý để khắc phục nguy cơ tụt hậu về tri thức và kỹ thuật, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc dân.

- Phải có cơ chế khuyến khích công chức chủ động, tự giác học tập, bồi dưỡng

theo tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, chuyển quá trình bồi dưỡng thành quá trình từ bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác.

- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng

nghệ thuật lãnh đạo nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về lãnh đạo.

- Tăng cường biên chế, đảm bảo chất lượng biên chế cho các cơ sở bồi dưỡng.

- Giảng viên nói chung phải đáp ứng được tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn

cụ thể về trình độ và loại bằng cấp đối với giảng viên của ngạch công chức. Xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu với cơ cấu hợp lý có đủ trình độ kiến

thức chuyên ngành có phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời có cơ chế, chính sách để thu hút, khích lệ đối với giảng viên thỉnh giảng tham gia hoạt động bồi dưỡng; Quy định rõ chế độ làm việc, quyền lợi và trách nhiệm đối với giảng viên thỉnh giảng.

- Số lượng giảng viên phải phù hợp với quy mô bồi dưỡng công chức cấp xã,

khắc phục tình trạng giảng viên hiện nay quá mỏng, trong khi quy mô giảng dạy lớn. Cơ cấu giảng viên phải có trình độ chuyên ngành phù hợp với nội dung các môn học trong tổng thể chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã. Đồng thời, phải xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiên cứu của các sở, ban ngành của thành phố, của huyện. Nhờ có đội ngũ này mà tính thực tiễn được tăng lên, khắc phục được tình trạng nặng về lý luận và hạn chế về thực tiễn nghiệp vụ trong bồi dưỡng công chức cấp xã.

- Định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phương

pháp giảng dạy theo hướng ưu tiên nhất định về kiến thức quản lý nhà nước; Tổ chức hội thi giảng dạy để tạo ra phong trào thi đua, học hỏi để nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy; Có chủ trương định kỳ luân chuyển cán bộ quản lý giữa các cơ sở bồi dưỡng và các bộ phận trong từng cơ sở bồi dưỡng để học tập trao dồi phương pháp, kinh nghiệm công tác trong các môi trường khác nhau. Tổ chức thường xuyên các khóa huấn luyện phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên kiêm chức nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ này. Mặt khác, đổi mới việc tuyển dụng giảng viên trẻ, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để bồi dưỡng họ nhanh tróng trưởng thành trong hoạt động giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)