Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

nước và đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công chức cấp xã

Thứ nhất, trong hoạt động QLNN, tổ chức bộ máy là một bộ phận giúp cho

hệ thống quản lý được hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước bồi dưỡng công chức cấp xã là hệ thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống đã đề ra. Bộ Nội vụ là đầu mối quản lý nhà nước về công tác bồi dưỡng thực hiện chức năng quản lý, hoạch định chính sách, chế độ đối với công tác bồi dưỡng trong phạm vi toàn quốc và phối hợp quản lý với các Bộ, ngành và địa phương trong hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.

Như vậy, hoạt động quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã là hoạt động xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức xã gồm những việc sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã phải được thiết kế với

một cơ cấu hợp lý trong một tổng thể thống nhất. Các bộ phận cấu thành của tổ chức bộ máy quản lý ở bất kỳ cấp nào, cơ quan nào đều phải được thiết kế, sắp xếp hợp lý, có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, nhằm tạo ra một thể thống nhất. Tổ chức của hệ thống có sự phân cấp quản lý, điều hành cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở bồi dưỡng, cơ quan quản lý, sử dụng công chức xã luôn cần những cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý công tác bồi dưỡng.

- Tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã phải có sự phân công

chức trong hệ thống. Việc phân định rõ và hợp lý quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống sẽ giúp cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò của từng tổ chức, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức trong việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm được giao, đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống. Bên cạnh đó, quy định mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã.

- Tổ chức bộ máy quản lý phải xác định tất cả những công việc có liên quan

đến hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.

Hai là, song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, việc phát triển đội ngũ

cán bộ quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã là một nội dung của hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã, nội dung này có quan hệ một cách hữu cơ và ràng buộc với hoạt động thiết kế tổ chức bộ máy. Thiết kế tổ chức bộ máy hợp lý nhưng đội ngũ cán bộ không đủ năng lực thì hoạt động quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã cũng sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Trên cơ sở tổ chức bộ máy, đề án việc làm tổng thể của đơn vị, đội ngũ cán bộ được xác định trên cơ cấu tổ chức bộ máy, phù hợp với yêu cầu của tổ chức và theo từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Để xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Xác định rõ việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã. Vị trí việc làm phải đảm bảo nhu cầu của tổ chức, được xác định trên cơ sở người theo việc chứ không phải việc theo người.

- Xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng vị trí hoặc nhóm vị trí việc làm để làm cơ sở tuyển chọn cán bộ đáp ứng được yêu cầu.

- Việc đề bạt, bổ nhiệm phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, công bằng. Đồng thời phải có chính sách bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý để họ có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách đãi ngộ, phụ cấp công vụ phù hợp cho đội ngũ cán bộ

quản lý để họ có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát và các biện pháp phù hợp để hạn chế việc cán bộ tiếp xúc hạch sách, nhũng nhiễu những đơn vị, cá nhân trong phạm vi quản lý.

- Có các tiêu chí đánh giá và xếp loại cán bộ quản lý trong quá trình công việc. Việc đánh giá và xếp loại cán bộ phải đồng bộ với cơ chế xử phạt, kỷ luật, miễn nhiệm, bãi nhiệm, buộc thôi việc với những cán bộ làm việc không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng đến bộ máy quản lý và ảnh hưởng đến cả hệ thống quản lý.

Ba là, cùng với việc kiện toàn đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý, việc xây

dựng và phát triển đội ngũ giảng viên bồi dưỡng là một nội dung quan trọng trong QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, bởi họ là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm tới người học, đồng thời họ tham gia quá trình biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu. Quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên là quản lý các vấn đề về phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức, kỹ năng mới, công tác tuyển dụng giảng viên và chuẩn hóa các chương trình, giáo trình, tài liệu dành cho bồi dưỡng công chức cấp xã. Do tính chất và đặc điểm của bồi dưỡng công chức cấp xã, ngoài đội ngũ giảng viên tại các cơ sở, chúng ta cần quan tâm đến đội ngũ giảng viên kiêm chức. Để bồi dưỡng công chức cấp xã có hiệu quả cao thì cần thu hút những nhà quản lý, cán bộ chuyên môn giỏi tham gia vào công tác bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng.

Như vậy, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý có năng lực thường xuyên được đưa vào các chiến lược bồi dưỡng công chức như một mục tiêu chiến lược và biện pháp đòn bẩy chính và là giải pháp đột phá trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)