Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Là chủ thể xây dựng, ban hành đồng thời cũng chính là chủ thể tổ chức thực hiện thể chế QLNN trong thực tiễn năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm

công tác QLNN về bồi dưỡng sẽ quyết định tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. Họ là những người trực tiếp quản lý đội ngũ học viên theo quy trình quản lý đào tạo, nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình bồi dưỡng; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý phải trở thành cầu nối giữa học viên và giảng viên, với cơ sở bồi dưỡng.

Đội ngũ giảng viên cũng là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng công chức. Họ là những người truyền đạt tri thức trực tiếp đến công chức trong quá trình bồi dưỡng. Một đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là yếu tố tích cực tác động tốt tới hoạt động bồi dưỡng công chức. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy là yếu tố hàng đầu của người giảng viên cần có để giúp công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã đạt hiệu quả cao.

Như vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và đội ngũ giảng viên sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý, đóng vai trò quyết định đối với chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)