Bài học kinh nghiệm cho huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Từ thực tiễn kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã của một số địa phương, cụ thể kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Mê Linh như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và công chức cấp xã về

chức năng, vai trò của hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý hành chính, kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở điạ phương.

Thứ hai, đổi mới, cập nhật, bổ sung nội dung tài liệu bồi dưỡng. Biên soạn

lại chương trình, tài liệu bồi dưỡng có cập nhật, bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức ở các cơ sở bồi dưỡng. Bồi dưỡng phải gắn liền với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành.

Thứ tư, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn và giảng viên dạy trực tiếp cho

công chức cấp xã. Đây là nhân tố quyết định đối với chất lượng công chức. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng ngày càng cao của công chức.

Thứ năm, cần có chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với những

công chức tích cực học tập đạt kết quả tốt, từ đó tạo động lực cho công chức ra sức phấn đấu, rèn luyện trong quá trình học tập; đồng thời phê bình những công chức không chấp hành nội quy, quy chế học tập, đạt kết quả thấp làm lãng phí thời gian, kinh phí và công sức để tổ chức các lớp học, làm ảnh hưởng đến kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện.

Tiểu kết chƣơng 1

Đội ngũ công chức (CC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

Ở Chương 1, tác giả đã đưa ra cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã thông qua việc: Khái quát về công chức cấp xã (khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã); bồi dưỡng công chức cấp xã (khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, vai trò bồi dưỡng công chức cấp xã); Vai trò quản lý nhà nước đối với bồi dưỡng công chức cấp xã, kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mê Linh.

Những cơ sở khoa học ở Chương 1 tạo thành khung lý thuyết để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)