Huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Công tác cải cách hành chính trong những năm qua đã được huyện Thạch Thất tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả trên tất cả các nội dung. Trong đó tập trung là công tác cán bộ.

Huyện Thạch Thất vừa ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND, triển khai việc xây dựng xã hội học tập năm 2018 trên địa bàn huyện.

Huyện tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Theo đó, đối với cán bộ, công chức cấp huyện: 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 98% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 90% thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm. Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dường kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 95% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 85% công chức cấp xã thực hiện chế

độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

Để đạt được kết quả đó, kinh nghiệm bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã được đúc kết lại:

Trong xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng: Huyện Thạch Thất đã quán

triệt tinh thần cần tăng cường bồi dưỡng và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở theo hướng chuẩn hóa cán bộ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ nay đến năm 2020 và hàng năm. Đối tượng là cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở. Nội dung

bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh về lý luận chính trị, QLNN, chuyên môn nghiệp vụ, tin học. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và kỹ năng hoạt động công tác ở cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ cán bộ chủ chốt và công chức xã, phường, thị trấn trong thành phố có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Trong kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng: Việc

đánh giá được thực hiện công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

Trong bố trí và sử dụng sau bồi dưỡng: Thành phố thực hiện nghiêm túc

Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kế hoạch số 16-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ để rèn luyện, phấn đấu, bồi dưỡng cán bộ. Có kế hoạch việc bố trí sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã sau bồi dưỡng theo đúng các quy định của Trung ương và thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)