Yếu tố thuộc về người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

Nhận thức của công chức cấp xã đối với hoạt động bồi dưỡng

Chất lượng bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của đội ngũ công chức cấp xã, với trình độ nhận thức, động cơ, nhu cầu học tập đúng đắn sẽ nâng cao chất lượng thực sự cho các khóa bồi dưỡng công chức. Đây là yếu tố cơ bản, yếu tố nội tại bên trong mỗi con người, nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.

Nếu mỗi công chức cấp xã đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nó sẽ góp phần nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Ngược lại, nếu công chức cấp xã cho rằng việc đi bồi dưỡng chủ yếu là để đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh hoặc được đề bạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, thâm chí học để “đánh bóng” tên tuổi của mình chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục phụ cho công việc chuyên môn, họ sẽ có thái độ thờ ơ với các khóa bồi dưỡng. Như vậy, sẽ gây nên tình trạng lãng phí về thời gian, kinh phí để công chức cấp xã tham gia khóa bồi dưỡng nhưng kết quả là sau khóa học họ chẳng biết gì, năng lực làm việc không được cải thiện và mục tiêu cũng như kết quả của hoạt động bồi dưỡng không đạt được.

Do vậy, để nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt trong thực thi công vụ của công chức cấp xã, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới thì cần phải có chương trình, hình thức cũng như phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp để

khơi gợi tư duy, khả năng tiếp nhận kiến thúc và mong muốn học tập của công chức cấp xã.

Đặc điểm của đội ngũ công chức cấp xã

Đặc điểm của đội ngũ công chức về số lượng, trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, độ tuổi công tác đều có ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng. Những công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì họ cần phải tham gia học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh đó. Ngoài ra, tại một vị trí việc làm, công chức cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ. Độ tuổi công tác có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bồi dưỡng. Công chức có độ tuổi cao thường có nhu cầu bồi dưỡng ít hơn công chức trẻ do họ sắp đến độ tuổi nghỉ hưu. Công chức trẻ tuổi lại dễ dàng cập nhật kiến thức mới, nhanh nhẹn trong nắm bắt kỹ năng, là điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng.

Ý thức, mong muốn của công chức cấp xã

Khi công chức cấp xã có mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của bản thân mình thì bồi dưỡng là một giải pháp để thực hiện được mong muốn của họ. Tinh thần, ý thức trách nhiệm học tập của công chức tác động đến kết quả của các khóa học. Khi công chức cấp xã yêu thích nghề nghiệp của mình, tích cực trong học tập và lao động, có ý thức kỷ luật trong học tập thì chương trình bồi dưỡng sẽ được tiến hành thuận lợi và hiệu quả của nó cũng cao hơn. Ngược lại, công chức cấp xã có tâm lý chán nản trong công việc, không tích cực trong học tập và nghiên cứu thì kết quả của chương trình bồi dưỡng thu được sẽ thấp hơn.

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức cấp xã ở một số địa phƣơng và bài học cho huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)