Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và hiệu quả về bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và hiệu quả về bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn Huyện công chức cấp xã trên địa bàn Huyện

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nào, bởi khoa học quản lý đã khẳng định “không có kiểm tra thì coi

như không có quản lý”. Đối với hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã thì hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp cho địa phương đánh giá được chất lượng bồi dưỡng, phát hiện những hạn chế, yếu kém, từ đó điều chỉnh, bổ sung những điều kiện còn thiếu đồng thời rút ra bài học cho các kháo học sau đó. Qua kiểm tra, đánh giá được hiệu quả bồi dưỡng của loại hình bồi dưỡng từ đó có phương hướng cho những năm tiếp theo. Muốn đánh giá được công tác bồi dưỡng công chức cấp xã cần xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá và các yêu cầu liên quan. Đây là yêu cầu cần thực hiện cùng với xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã thuộc phạm vi thẩm quyền được giao.

Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đã được phân cấp trong hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã và kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và bồi dưỡng công chức cấp xã.

Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác bồi dưỡng công chức cấp xã là công việc phải được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm nhằm đánh giá chất lượng và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, xử lý và đôn đốc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện tốt quy trình đào tạo, bồi dưỡng và quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên, việc cấp văn bằng, chứng chỉ đến công tác tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ công chức cấp xã nhằm phát huy tốt mối quan hệ giữa bồi dưỡng với sử dụng. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ kịp thời chấn chỉnh được việc bồi dưỡng tràn lan, không hiệu quả và tập trung về một đơn vị theo quy định.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra cần đổi mới theo hướng là “nhà tư vấn” quá trình bồi dưỡng cho các cơ sở bồi dưỡng. Để công tác thanh tra, kiểm tra phát huy được ý nghĩa quan trọng của nó, các đơn vị thanh tra, kiểm tra cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào các vấn đề trọng điểm như việc đảm bảo sự phù hợp nội dung bồi dưỡng với mục tiêu, sứ mệnh của ngành và cơ sở bồi dưỡng.

Cần chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm, giám nghĩ, giám làm, không ngại va chạm và có phẩm chất đạo đức qua việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị và cập nhật những kiến thức, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền công vụ tiên tiến để đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thành tốt công tác của mình.

Cần có những bộ phận chịu trách nhiệm với những hệ thống các tiêu chí đánh giá. Trước tiên đưa ra các mục tiêu bồi dưỡng cấp xã rồi tiến hành công việc đề bạt mục tiêu mà lại bỏ qua và coi nhẹ việc đánh giá. Vì vậy, công tác này cần được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình bồi dưỡng, nhất là việc đánh giá sau bồi dưỡng, xem xét hiệu quả bồi dưỡng với học viên trong việc họ có áp dụng những điều đã học vào công việc của họ hay không và hiệu quả bồi dưỡng cấp xã đối với quá trình phát triển của huyện như thế nào. Đánh giá cần tiến hành theo kế hoạch, áp dụng những tiến bộ khoa học và những phương pháp khác nhau, cần tiến hành để thấy được kế quả đối với từng vùng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)