Với huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 116 - 124)

Thứ nhất, cần ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nâng cao

chất lượng đội ngũ công chức cấp xã có đủ kiến thức, kỹ năng về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, gắn chặt với công tác quy hoạch và phù hợp với điều kiện của từng xã, thị trấn trên toàn huyện.

Thứ hai, tập trung xây dựng, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với công

chức cấp xã. Tham mưu, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định về chế độ, chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với công chức cấp xã.

Thứ ba, hỗ trợ, bổ sung và nghiên cứu tăng kinh phí đào tạo bồi dưỡng công

chức cấp xã cho phù hợp với điều kiện giá cả hiện nay. Khuyến khích công chức tự học tập nâng cao trình độ ngoài giờ hành chính bằng kinh phí cá nhân. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút những người có trình độ chuyên môn về làm việc tại các xã, thị trấn.

Thứ tư, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của những công

Tiểu kết chƣơng 3

Từ yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách hành chính nhà nước, huyện Mê Linh cần xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện.

Quá trình xây dựng đội ngũ công chức cấp xã phải dựa trên những mục tiêu, quan điểm của Đảng và phải xuất phát từ thực tiễn để xây dựng mục tiêu và quan điểm mới phù hợp với điều kiện của địa phương.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã, tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp và được nhóm thành các nhóm giải pháp cơ bản, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp đã nêu ra trước đó. Các giải pháp này là một chuỗi hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó để thực sự phát huy hết hiệu quả chúng cần được tiến hành thực hiện đồng bộ trên cơ sở nhận thức toàn diện và đúng đắn về tình hình thực tiễn của địa phương cũng như của cả nước, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ giao lưu hội nhập quốc tế và công cuộc đổi mới đất nước, cải cách hành chính hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, trong điều kiện quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, đảm bảo đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã là sự tác động có mục đích, có tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên các đối tượng quản lý, là quan hệ xã hội phát sinh trong công tác bồi dưỡng công chức để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ nhân dân được tốt nhất. Bồi dưỡng công chức cấp xã ngày càng có vai trò quan trọng, là một động lực chủ yếu quyết định thành công cho quá trình đổi mới đất nước. Theo đó hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã là công việc được chú trọng, quan tâm hàng đầu và thường xuyên. Đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung QLNN về bồi dưỡng công chức, tác giả luận văn đã thu thập, phân tích, đánh giá về thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Mê Linh trong vòng 5 năm qua, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại cho thấy: Hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng triển khai, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng có được nâng lên để từng bước đáp ứng với yêu cầu chuẩn hóa cán bộ cũng như đòi hỏi năng lực thực hiện nhiệm vụ của tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác này còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cũng như các kỹ năng cần thiết trong quá trình hội nhập và cải cách hành chính của công chức cấp xã trên địa bàn huyện còn thấp.

Từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã và thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã. Luận văn đã trình bày những yếu tố ảnh hưởng tới bồi dưỡng công chức cấp xã. Đi sâu phân tích thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, nêu lên những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã; rút ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế.

Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về yêu cầu đổi mới hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã, học viên đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong những năm tới. Các giải pháp đã chú trọng đến ba yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên năng lực thực thi công vụ của công chức là trình độ, kỹ năng và thái độ. Việc tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản như: Giải pháp về cơ sở vật chất, nội dung chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên..., nhằm giải quyết những tồn tại trong hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức tại địa phương, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã thực chất là một vấn đề lớn.

Luận văn cũng khuyến nghị với cơ quan trung ương, với thành phố Hà Nôi, huyện Mê Linh trong vệc nâng cao chất lượng hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã.

Nhìn chung, hoạt động QLNN về bồi dưỡng công chức cấp xã tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết ở khâu quy hoạch bồi dưỡng chưa gắn liền với yêu cầu tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng; nội dung và phương pháp bồi dưỡng chậm đổi mới dẫn đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng còn thấp, tổ chức các hệ thống cơ sở bồi dưỡng chưa khoa học; cơ sở vật chất còn nghèo nàn; đội ngũ giảng viên thiếu nhiều so với nhu cầu, nhưng lại quản lý lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu quả.

Như vậy, bồi dưỡng công chức cấp xã là công việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều vấn đề, nên đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và các cá nhân. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và đặc biệt là đội ngũ giảng viên ngang tầm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trong tình hình mới.

Do hạn chế về thời gian và khả năng của học viên nên luận văn chắc chắn còn một số hạn chế. Với sự cầu thị và cả ý thức trách nhiệm của mình, học viên rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn học viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tổ chức Huyện ủy - Phòng Nội vụ - Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện,

(2018). Kế hoạch số 147/KH-BTC-PNV-TTBDCT ngày 31/01/2018 của Ban tổ chức Huyện ủy - Phòng Nội vụ - Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã huyện Mê Linh năm 2018.

2. Lê Thị Thanh Bình (2015), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức cấp xã, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

3.Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 về việc ban hành

quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

4.Bộ Nội vụ (2011), Tổng kết 5 năm (2006 - 2010) thực hiện quyết định

số/2006/QĐ-TTg về triển khai quyết định 1374/QĐ-TTg, v/v phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015.

5.Bộ Nội vụ, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 303/10/2012 Quy định về chức

trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức cấp xã.

6.Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 298/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 ban hành

Chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho CBCC xã.

7.Bộ Nội vụ (2013), Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06/8/2013 ban hành tài liệu

chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

8.Bộ Nội vụ (2014), Công văn số 4524/BNV-ĐT ngày 27/10/2014 về việc hướng

dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC

9.Bộ Nội vụ (2011), “Chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ công chức giai đoạn

2011 - 2020”, Đề án cấp Bộ, Hà Nội.

10. Ngô Thành Can (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC”,

Tạp chí Quản lý nhà nước.

11. Ngô Thành Can (2011), Cải cách công tác đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo

nguồn nhân lực ở khu vực công , Kỷ yếu hội thảo khoa học Học viện Hành chính “Cải cách hành chính từ góc độ nhìn của các nhà khoa học”, Nxb. Lao động.

12. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong khu vực công,

13. Ngô Thành Can (2014), Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công”, tạp chí của Viện khoa học tổ chức Nhà nước.

14. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009

của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

15. Chính phủ (2008), Luật Cán bộ, công chức.

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

5/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

17. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính

phủ về công chức xã, phường, thị xã.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010

quy định những người là công chức.

19. Chính phủ (2011), Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai

đoạn 2011-2020, Nghị quyết 30c/NQ-CP, Hà Nội.

20. Chính phủ (2013), Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 08/01/2013 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

21. Đào Mĩ Duyên, đề tài "Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Thường

Tín, Thành phố Hà Nội" luận văn, thạc sĩ năm 2014.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Đại hội Đảng VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành

Trung ướng Đảng khóa VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ VIII của

Đảng, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Tô Tử Hạ (1998), công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Ninh Hoàng Hải (2015), Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Gia Lâm,

thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

35. Lê Thị Vân Hạnh (2011), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để nâng cao

chất lượng thực thi công vụ.

36. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình hành chính công, NXB. Giáo

dục.

37. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã

hội, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

38. Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa.

39. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia.

40. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

41. Sở Nội vụ Hà Nội (2017), Hướng dẫn số 2036/HD-SNV ngày 10/8/2017 về

xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nhà nước, CBCC cấp xã năm 2018; triển khai thực hiện các lớp ĐTBD theo Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020.

42. Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Quy định về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức cấp xã.

43. Thủ tướng Chính phủ (2001), Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành

chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Quyết định số 136/2001/QĐ-CP, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2011), Về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 1374/QĐ-TTg, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2016), Về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, Quyết định số 163/QĐ-TTg, Hà Nội.

46. UBND huyện Mê Linh (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội

huyện Mê Linh (2012 - 2017).

47. UBND huyện Mê Linh (2017), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ, công chức

huyện Mê Linh (2012 - 2017).

48. UBND huyện Mê Linh (2017), Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

công chức huyện Mê Linh (2012 - 2017).

49.UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 4450/QĐ-UBND

ngày17/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai doan 2016 - 2020 theo Quyết định số163/QĐ-TIg của Thủ tướng Chính phủ.

50. UBND thành phố Hà Nội (2017), Quyết định 2315/QĐ-UBND ngày

17/04/2017 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện mê linh thành phố hà nội (Trang 116 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)